Thứ ba, Ngày 30 Tháng 4 Năm 2024

Quản lý công nghiệp

Gửi Email In trang Lưu
Cách mạng công nghiệp 4.0: Cần biết tận dụng cơ hội

06/03/2019 14:49

Đây là ý kiến của nhiều chuyên gia tại Hội thảo Kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0: Cơ hội và thách thức tận dụng cơ hội, do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) và Tập đoàn NTT Data của Nhật Bản phối hợp tổ chức, tại Hà Nội.

Cách mạng công nghiệp 4.0 được xem cơ hội tốt để Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng

CMCN 4.0 được xem cơ hội tốt để Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Báo cáo của CIEM nhìn nhận, CMCN 4.0 sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 7 - 16%/năm… Các ngành kinh tế truyền thống dự báo sẽ nâng cao giá trị. Ngành chế tạo có thể tăng thêm từ 7 - 14 tỷ USD; nông nghiệp tăng thêm khoảng 5 tỷ USD so với trường hợp không thực hiện CMCN 4.0. Đặc biệt, các ngành công nghệ mới của CMCN 4.0 sẽ là động lực tăng trưởng chính của Việt Nam như: IoT, kinh tế số…

TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cho rằng, nếu được số hóa các ngành sản xuất, năng suất lao động có thể tăng 2 - 3 lần so với năng suất hiện hành. “Theo đó, những doanh nghiệp nào nhanh chóng áp dụng số hóa 4.0 sẽ là những doanh nghiệp tiên phong hàng đầu, nắm bắt cơ hội phát triển”, ông Cung nói.

Cùng với đó, một số thuận lợi mà CMCN 4.0 mang lại cho nền kinh tế là: thái độ của người dân đối với công nghệ rất tích cực (61% tin rằng các công nghệ mang lại nhiều cơ hội hơn là rủi ro), một số vị trí nhân lực của Việt Nam có trình độ có thể đảm đương các vị trí quản lý quan trọng trong các tập đoàn công nghệ lớn hàng đầu thế giới; nền tảng công nghệ 4G vững chắc, tỷ lệ thuê bao di động ở mức cao (139 thuê bao/100 người dân).

Tuy nhiên cơ hội sẽ không được tận dụng nếu từ chính phủ đến người dân không ở tâm thế chủ động. Để đảm bảo cho việc chủ động đón đầu cuộc cách mạng 4.0, các đại biểu đã đề xuất các kiến nghị cho chính sách gồm: xây dựng nền tảng cho cách mạng 4.0 về mặt thể chế, hạ tầng nhân lực; chuyển đổi quản trị nhà nước; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia; phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ; thu hút đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp 4.0; tập trung đầu tư, phát triển một số công nghệ mới, ứng dụng đa ngành, có lợi thế và tiềm năng phát triển.

Các chuyên gia cho rằng, đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, cần xây dựng một nền tảng cơ sở dữ liệu tốt, có các chính sách phù hợp vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Trong đó, cần thúc đẩy sự đóng góp của một số công ty, tập đoàn mạnh nhằm đưa nền kinh tế đất nước phát triển.

Việt Nam cần tạo điều kiện tốt nhất để khuyến khích áp dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo với việc Chính phủ cần xây dựng hệ thống hạ tầng cơ bản có áp dụng công nghệ số. “Việt Nam đã có ý tưởng thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC). Đây phải là nơi tập hợp các nhà nghiên cứu hàng đầu về đổi mới sáng tạo. Tại đây, Chính phủ có thể đưa ra mục tiêu về đổi mới sáng tạo cho từng lĩnh vực, lựa chọn thứ tự ưu tiên, còn doanh nghiệp căn cứ vào đó để thực hiện”, ông Toshio Iwamoto - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành NTT Data khuyến nghị.

 

Quang Lộc

Tin khác

Kinh nghiệm của Nhật Bản trong Cách mạng công nghiệp 4.0: Hướng đi cho Việt Nam (04/03/2019 15:25)

EVN chính thức ra mắt Trung tâm dịch vụ sửa chữa điện (09/01/2019 08:11)

Nâng quy mô, áp dụng công nghệ hiện đại trong khai thác, chế biến khoáng sản (04/09/2018 08:04)

Phát triển ngành công nghiệp chế biến và một số giải pháp phát triển trong thời gian tới (27/08/2018 15:38)

Sản xuất công nghiệp: Những tín hiệu khả quan (27/08/2018 14:15)

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Lực đẩy từ chính sách (27/08/2018 08:21)

Sản xuất bột giấy tái chế: Lợi bất cập hại (25/07/2018 09:09)

6 tháng đầu năm giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 2.527 tỷ đồng (11/07/2018 07:49)

Dự kiến IIP năm 2018 của ngành khai khoáng bằng 92,1-93,6% so với cùng kỳ (11/07/2018 07:46)

Sản xuất công nghiệp, thương mại 6 tháng cuối năm: Tận dụng tốt yếu tố thuận lợi (09/07/2018 07:37)

xem tiếp