Thứ ba, Ngày 30 Tháng 4 Năm 2024

Quản lý công nghiệp

Gửi Email In trang Lưu
Kinh nghiệm của Nhật Bản trong Cách mạng công nghiệp 4.0: Hướng đi cho Việt Nam

04/03/2019 15:25

Đầu tư mạnh cho hoạt động nghiên cứu và phát triển cùng việc tạo dựng môi trường thông minh để công dân có thể thực hiện an toàn và tích cực là bài học của Nhật Bản, hoàn toàn thích hợp cho Việt Nam.

Đó là đánh giá của các chuyên gia tại hội thảo về Cách mạng công nghiệp 4.0 - Kinh nghiệm của Nhật Bản do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) tổ chức tại Hà Nội mới đây.

Báo cáo của CIEM nhìn nhận, các ngành công nghiệp mới của Cách mạng công nghiệp 4.0 như internet vạn vật (IoT), media, kinh tế số sẽ là động lực tăng trưởng chính của Việt Nam và quan trọng hơn là sẽ hỗ trợ các ngành khác nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng doanh thu cũng như phát triển sản phẩm, dịch vụ mới. 5 ngành được hưởng lợi nhiều nhất xét theo khả năng hấp thụ và tầm quan trọng ở Việt Nam gồm: Chế biến, chế tạo; thương mại, bán lẻ; nông nghiệp; tài chính, ngân hàng bảo hiểm; thông tin và truyền thông. Cùng với đó, khu vực hành chính công tiết kiệm được khoảng 0,6 tỷ USD/năm.

Theo kinh nghiệm cũng như những bài học chưa thành công của Nhật Bản - nước được coi là có mô hình thực hiện Cách mạng công nghiệp 4.0 tốt nhất hiện nay, nhà nước cần có thái độ tích cực về công nghệ và sáng tạo, chấp nhận các công nghệ mới cũng như mô hình kinh doanh mới trong giai đoạn phát triển ban đầu. Cùng đó, coi công nghệ và sáng tạo là cơ hội để giải quyết các vấn đề phát triển, tạo điều kiện tốt nhất để khuyến khích công nghệ và sáng tạo.

Tại hội thảo, các chuyên gia Nhật Bản cho rằng, trên nền tảng tiếp cận sớm với Cách mạng công nghiệp 4.0 của Chính phủ, Việt Nam cần có giải pháp mạnh hỗ trợ DN tham gia vào cách mạng công nghiệp 4.0 bằng cách rà soát và sửa đổi các quy định thúc đẩy sáng tạo và phát triển (R&D) và chuyển giao công nghệ cho DN. "Việt Nam cần thay các chính sách khuyến khích hiện hành như quỹ phát triển khoa học - công nghệ trong DN bằng các chính sách hiệu quả hơn, chẳng hạn, dùng ngân sách hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo nhân lực của DN" - báo cáo của CIEM nhấn mạnh.

Việt Nam cũng cần chọn ra được một số DN hoạt động trong những lĩnh vực cần được ưu tiên gồm: Chế tạo, thông tin và truyền thông, tài chính, ngân hàng, nông nghiệp và thương mại để có hướng tập trung đầu tư.

Quỳnh Anh

Tin khác

EVN chính thức ra mắt Trung tâm dịch vụ sửa chữa điện (09/01/2019 08:11)

Nâng quy mô, áp dụng công nghệ hiện đại trong khai thác, chế biến khoáng sản (04/09/2018 08:04)

Phát triển ngành công nghiệp chế biến và một số giải pháp phát triển trong thời gian tới (27/08/2018 15:38)

Sản xuất công nghiệp: Những tín hiệu khả quan (27/08/2018 14:15)

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Lực đẩy từ chính sách (27/08/2018 08:21)

Sản xuất bột giấy tái chế: Lợi bất cập hại (25/07/2018 09:09)

6 tháng đầu năm giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 2.527 tỷ đồng (11/07/2018 07:49)

Dự kiến IIP năm 2018 của ngành khai khoáng bằng 92,1-93,6% so với cùng kỳ (11/07/2018 07:46)

Sản xuất công nghiệp, thương mại 6 tháng cuối năm: Tận dụng tốt yếu tố thuận lợi (09/07/2018 07:37)

Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng tăng 10,5% (02/07/2018 08:01)

xem tiếp