Thứ năm, Ngày 2 Tháng 5 Năm 2024

Tin trong nước

Gửi Email In trang Lưu
Giá trần điện gió nhập khẩu từ Lào là 6,95 USCent/kWh

22/05/2020 09:20

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản đồng ý với đề nghị của Bộ Công Thương về nguyên tắc mức giá trần (giá tối đa) điện gió nhập khẩu từ Lào là 6,95 USCent/kWh

 Mức giá này áp dụng với các nhà máy vận hành trước ngày 31/12/2025 và được áp dụng trong cả đời dự án là 25 năm. Giá điện bình quân cả đời dự án tại thời điểm đàm phán được EVN thỏa thuận với chủ đầu tư, các dự án điện nhập khẩu không được vượt mức giá trần này.

Giá điện được xác định tại biên giới Việt Nam, các bên có trách nhiệm đầu tư, xây dựng và vận hành đường dây truyền tải ở mỗi nước đến biên giới.

Chính phủ giao Bộ Công Thương có trách nhiệm rà soát, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định giá trần áp dụng sau năm 2025. Đồng thời trách nhiệm toàn diện về số liệu, kết quả tính toán, và hướng dẫn EVN về giá điện nhập khẩu từ các cụm nhà máy điện gió theo quy định và trên cơ sở mức giá trần nhập khẩu điện gió từ Lào đã được phê duyệt, bảo đảm hiệu quả, lợi ích của Việt Nam.

Trước đó, Bộ Công Thương có văn bản gửi Thủ tướng về nguyên tắc và mức giá trần đối đa nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam đối với loại hình nhà máy điện gió, kiến nghị mức giá trần nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam đối với loại hình nhà máy điện gió tương ứng với mức giá điện tối đa nhập khẩu với loại hình nhà máy thủy điện là 6,95 USCent/kWh.

Cụ thể, đối với chủ trương nhập khẩu điện và phương án đấu nối Cụm nhà máy điện gió Monsoon (Lào) với tổng công suất 600 MW, hiện chủ đầu tư đã đàm phán, trao đổi với EVN về các nội dung chính của hợp đồng mua bán điện, các điều khoản chi tiết trong hợp đồng mua bán điện sẽ được hai bên đàm phán trong giai đoạn sau khi được chấp thuận chủ trương nhập khẩu. Trong đó, chủ đầu tư phía bạn đã có văn bản cam kết với EVN về giá bán điện của dự án không cao hơn khung giá đối với loại hình nhà máy thủy điện do Thủ tướng quy định về nguyên tắc và giá điện nhập khẩu từ Lào về Việt Nam là 6,95 USCent/kWh.

Có thể nói, với đề xuất của Bộ Công Thương và được Thủ tướng chấp thuận sẽ góp phần tăng cường thêm nguồn điện sạch cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo đúng chủ trương của Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng nguồn cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15-20% vào năm 2030; 25-30% vào năm 2045.

Vũ Sơn

Tin khác

Bộ Công Thương sẽ xem xét lại quy định về việc đăng ký sử dụng mã số mã vạch đối với hàng xuất khẩu. (22/05/2020 09:12)

Xử lý 12 dự án ngành Công Thương: Kiên quyết thực hiện phá sản, giải thể nếu không có khả năng khắc phục (21/05/2020 08:08)

Bộ Công Thương triển khai các hoạt động nâng cao năng lực phòng vệ thương mại (21/05/2020 08:06)

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Thực thi Hiệp định EVFTA, doanh nghiệp Việt có cơ hội tiếp cận các chuỗi cung ứng mới (21/05/2020 08:04)

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XIV (21/05/2020 08:00)

Honda Việt Nam tiếp tục tập trung phát triển sản xuất trong nước (20/05/2020 08:47)

Ngành Công nghiệp cơ khí: Nan giải bài toán tồn tại - phát triển (20/05/2020 08:46)

Ninh Thuận: Cất cánh nhờ năng lượng tái tạo (20/05/2020 08:42)

Chống buôn lậu điện tử, điện lạnh: Mạnh tay, liên tục trấn áp (20/05/2020 08:40)

Năm 2025, doanh số thương mại điện tử B2C Việt Nam đạt 35 tỷ USD (20/05/2020 08:30)

xem tiếp