Thứ năm, Ngày 2 Tháng 5 Năm 2024

Quản lý thương mại

Gửi Email In trang Lưu
Kết nối trực tuyến: Phương thức xúc tiến thương mại hiệu quả

22/04/2020 08:13

Trong khi dịch Covid-19 khiến các quốc gia thực hiện các biện pháp hạn chế đi lại, ảnh hưởng tới hoạt động xúc tiến thương mại thì kết nối trực tuyến là phương thức hiệu quả giúp doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh giao thương với doanh nghiệp nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu.

 Ông Vũ Bá Phú- Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cam kết tạo mọi điều kiện thuận cho doanh nghiệp Việt Nam- Quảng Tây kết nối hiệu quả

Không nằm ngoài xu hướng chung, ngày 21/4, lần đầu tiên Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Sở Thương mại Khu Tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến hàng hoá Việt Nam- Trung Quốc (Quảng Tây). Hội nghị có sự kết nối và tham gia của hơn 150 doanh nghiệp hai nước hoạt động trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm, trong đó có 35 doanh nghiệp Việt Nam.

Phát biểu tại hội nghị, ông Vũ Bá Phú- Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho hay: Do tác động của dịch Covid-19, hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc nói chung và với tỉnh Quảng Tây nói riêng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) truyền thống giữa hai bên, đặc biệt trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm gặp nhiều khó khăn. Do đó, Cục XTTM Việt Nam và Sở Thương mại Quảng Tây đã nhanh chóng trao đổi, nỗ lực cùng tìm kiếm giải pháp XTTM phù hợp trên cơ sở ứng dụng nền tảng công nghệ thông tin hỗ trợ cho doanh nghiệp hai bên duy trì các hoạt động tiếp xúc, kết nối giao thương.

 

Ông Vũ Bá Phú cũng cho biết: Việt Nam đang trở thành trung tâm cung ứng hàng hóa nông sản, thực phẩm dồi dào ở Châu Á cho thế giới. Nhiều sản phẩm của Việt Nam đang được chú trọng cải tiến, nâng cao chất lượng, hình thức và giá trị gia tăng với giá cả cạnh tranh, chắc chắn đáp ứng được tốt hơn các nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của doanh nghiệp và người dân Quảng Tây. “Cục XTTM Việt Nam luôn sẵn sàng phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam và tỉnh Quảng Tây kết nối kinh doanh hiệu quả, ổn định lâu dài, cùng phát triển bền vững”, lãnh đạo Cục XTTM nhấn mạnh.

Ông Hồ Tỏa Cẩm – Tham tán Công sứ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam cũng đồng tình: Việt Nam có ước vọng phát triển thành cường quốc nông nghiệp. Trong khi đó, Trung Quốc với dân số đông, nhu cầu hàng hoá lớn sẽ là thị trường tiêu thụ tiềm năng. Bình quân mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu khoảng 150 tỷ USD hàng nông sản. Năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu mặt hàng này của Trung Quốc từ Việt Nam đạt 1,6 tỷ USD, như vậy còn rất nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt Nam khai thác. Đặc biệt, Việt Nam đang sản xuất rất nhiều nông sản như vải, cà phê, hạt điều….được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng, do vậy hai nước có triển vọng to lớn trong hợp tác thương mại trong lĩnh vực hàng nông sản và thực phẩm.

Rủi ro từ dịch bệnh còn lớn, do vậy ông Hồ Toả Cẩm cho rằng: Tận dụng internet để triển khai hình thức giao thương là xu hướng tất yếu. Hy vọng trong thương mại Trung Quốc- Việt Nam giao dịch trực tuyến trở thành hình thức mới và không thể thiếu trong tương lai.

 

congthuong.vn

Tin khác

Tình hình giá cả một số mặt hàng thiết yếu ngày 21/4/2020 (21/04/2020 14:06)

Ngành logistics trước sức ép của dịch Covid-19 (21/04/2020 09:02)

Bộ Công Thương kết nối trực tuyến nguồn cung nguyên liệu, sản phẩm phòng chống dịch (21/04/2020 08:37)

Bộ Công Thương mời đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng theo cam kết tại CPTPP (21/04/2020 08:29)

Tình hình giá cả một số mặt hàng thiết yếu ngày 20/4/2020 (20/04/2020 15:40)

Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4: Lan tỏa Thương hiệu quốc gia trong thách thức (20/04/2020 10:19)

Tình hình giá cả một số mặt hàng thiết yếu ngày 19/4/2020 (19/04/2020 10:11)

Tình hình giá cả một số mặt hàng thiết yếu ngày 18/4/2020 (18/04/2020 11:27)

Tình hình giá cả một số mặt hàng thiết yếu ngày 17/4/2020 (17/04/2020 12:04)

Tình hình giá cả một số mặt hàng thiết yếu ngày 16/4/2020 (16/04/2020 11:10)

xem tiếp