Thứ sáu, Ngày 3 Tháng 5 Năm 2024

Khuyến công

Gửi Email In trang Lưu
Bắc Mê xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực

16/08/2019 16:23

Với mục tiêu khai thác nguồn lực trong và ngoài huyện, hỗ trợ các HTX nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, tìm hiểu, mở rộng thị trường… huyện Bắc Mê đã triển khai các giải pháp xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực và thực hiện xúc tiến thương mại một cách đồng bộ, hiệu quả; góp phần thúc đẩy phát triển KT – XH địa phương.

 

HTX Dịch vụ nông, lâm nghiệp Ngọc Sơn, xã Minh Ngọc xây dựng nhãn hiệu tinh bột nghệ thành sản phẩm uy tín trên thị trường.
HTX Dịch vụ nông, lâm nghiệp Ngọc Sơn, xã Minh Ngọc xây dựng nhãn hiệu tinh bột nghệ thành sản phẩm uy tín trên thị trường.

Là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nông, lâm nghiệp. Do đó, các sản phẩm đặc trưng, mang tính chủ lực của huyện chủ yếu là các mặt hàng nông sản, như: Chè Shan tuyết, tinh dầu Hồi, gạo các loại, tinh bột nghệ, chuối tiêu, đậu tương, vải thổ cẩm, rượu ngô Phú Nam… Nhằm đưa các nông sản ra thị trường một cách rộng rãi, huyện Bắc Mê đã hỗ trợ cho các tổ chức, HTX trên địa bàn tham gia các gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc trưng, có thế mạnh tại các lễ hội truyền thống, hội chợ thương mại, các chương trình hội nghị, hội thảo được tổ chức trong và ngoài tỉnh. Để các sản phẩm phát triển cả về số lượng và chất lượng; UBND huyện thường xuyên chỉ đạo các phòng chuyên môn tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân, HTX chú trọng xây dựng nhãn hiệu sản phẩm. Hiện nay, huyện đã xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm tinh bột nghệ và nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm tinh dầu Hồi Bắc Mê và nhãn hiệu cho các sản phẩm từ tinh bột nghệ và một số sản phẩm khác...

HTX Dịch vụ nông, lâm nghiệp Ngọc Sơn, xã Minh Ngọc (Bắc Mê) là cơ sở sản xuất tinh bột nghệ được xây dựng nhãn hiệu sản phẩm và được cấp Giấy chứng nhận đơn vị đủ điều kiện sản xuất; có mã số, mã vạch truy xuất nguồn gốc. Thời gian qua, HTX đã chủ động liên kết, hợp tác với các công ty; đồng thời huy động nguồn lực, hỗ trợ vốn đầu tư, kỹ thuật; tổ chức sản xuất và chế biến thành công sản phẩm tinh bột nghệ chất lượng cao để đưa ra thị trường. Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ thương hiệu; HTX đã đầu tư máy móc, dây chuyền sản xuất và chế biến như: Máy say, máy sấy, máy đóng gói, máy lắng tinh bột; mở rộng khu chế biến và nhà sấy, sửa chữa nâng cấp kho chứa nguyên liệu và khu vực sân phơi; thường xuyên tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các cuộc xúc tiến du lịch, hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh…

Qua tìm hiểu, thực hiện theo Đề án “Mỗi xã một sản phẩm”, huyện Bắc Mê đăng ký tham gia vào chương trình OCOP 6 chủ thể (5 HTX, 1 nhóm hộ dân),  đăng ký 26 sản phẩm tham gia chương trình; trong đó, có 14 sản phẩm thuộc nhóm ngành thực phẩm, 3 sản phẩm thuộc nhóm ngành đồ uống, 8 sản phẩm thuộc nhóm ngành thảo dược, 1 sản phẩm dịch vụ du lịch địa phương. Qua đánh giá, trong số 26 sản phẩm, có 5 sản phẩm đủ điều kiện tham gia chương trình OCOP trong năm 2019; các sản phẩm còn lại đang tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp để tham gia trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các sản phẩm sản xuất tại địa phương chủ yếu vẫn sản xuất theo hướng hộ gia đình và HTX; chất lượng sản phẩm chưa đồng đều; mẫu mã đơn giản và ít được chú trọng đầu tư; sản xuất chủ yếu tự phát, nhỏ lẻ, thiếu bền vững; đa phần sản phẩm làm ra chất lượng thấp, khả năng cạnh tranh kém; thị trường tiêu thụ chủ yếu tự cung, tự cấp. Phần lớn các chủ cơ sở thiếu vốn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh; nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ cho các hộ dân, các cơ sở để thúc đẩy sản xuất còn hạn chế. Các cơ sở kinh doanh còn thụ động trong công tác tìm kiếm thị trường, hệ thống phân phối chủ yếu trông chờ vào nguồn kinh phí hỗ trợ. Cơ chế, chính sách trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các chương trình hội chợ, triển lãm còn hạn chế, khiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thể tham gia các chương trình. Nhận thức của các doanh nghiệp nhỏ, các hộ kinh doanh còn mang tính thời vụ và ngại đầu tư cho hoạt động xúc tiến thương mại.

Để xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực, huyện Bắc Mê xác định tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” tại các xã trên địa bàn; tiếp tục tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc giữ thương hiệu của các nhãn hiệu đã xây dựng; nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm đã xây dựng nhãn hiệu. Triển khai đồng bộ các giải pháp từ cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong việc quảng bá, giới thiệu và đưa hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu các sản phẩm địa phương đến tay người tiêu dùng; quan tâm đầu tư, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn huyện, như: Xây dựng, nâng cấp hệ thống chợ và khu vực trung tâm các cụm xã; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ trong và ngoài tỉnh để quảng bá sản phẩm đặc trưng của huyện đến với khách hàng…

Theo Báo Hà Giang điện tử

Tin khác

Nghiệm thu đề án Khuyến công năm 2019 tại huyện Hoàng Su phì và thẩm tra năng lực một số cơ sở CNNT đăng ký khuyến công năm 2020 (16/08/2019 08:48)

Người đưa thương hiệu sản phẩm từ cây nghệ Bắc Mê vươn xa (06/08/2019 08:29)

Hương chè Túng Sán bay xa! (05/08/2019 14:21)

Khuyến công khu vực phía Nam: Nhiều chương trình phát huy hiệu quả cao (12/07/2019 09:53)

Nỗ lực khôi phục danh trà Mạn Hảo (20/06/2019 14:31)

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án OCOP (20/06/2019 14:26)

Nghiệm thu và kiểm tra tiến độ một số đề án Khuyến công địa phương năm 2019 tại huyện Bắc Quang và huyện Vị Xuyên (17/06/2019 14:16)

Bắc Mê nâng cao chất lượng sản phẩm tinh bột nghệ (12/06/2019 08:50)

Bộ Công Thương: Hỗ trợ cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn qua chính sách khuyến công (05/06/2019 15:16)

Hoàng Su Phì đưa sản phẩm OCOP vươn xa (03/06/2019 15:49)

xem tiếp