Thứ bảy, Ngày 4 Tháng 5 Năm 2024

Các sản phẩm tiêu biểu

Gửi Email In trang Lưu
Giải pháp Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo tại Hà Giang

27/12/2023 14:20

Hà Giang là địa phương có nhiều sản phẩm nông, lâm sản, đặc biệt có nhiều nông sản nổi tiếng… vì vậy việc phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo là đòi hỏi tất yếu. Cùng với đó, phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ giúp nâng cao giá trị nông lâm sản, giúp địa phương tái cơ cấu ngành kinh tế nông, lâm nghiệp.

Trong những năm qua, với sự nỗ lực của các cấp, ngành và các thành phần kinh tế, công nghiệp chế biến nông, lâm sản của Hà Giang được phát triển cả về số lượng, đa dạng ngành nghề. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến chế tạo năm 2023 tăng 20,11%, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này từng bước chuyển dịch từ quy mô nhỏ truyền thống sang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa; đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư máy móc hiện đại để tạo ra sản phẩm chất lượng, có giá trị kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Nổi bật trong công nghiệp chế biến nông sản của Hà Giang trước tiên phải nhắc đến chế biến chè. Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 257 cơ sở chế biến Chè đang hoạt động, sử dụng nguồn nguyên liệu Chè búp tươi sản xuất trên địa bàn để sơ chế, chế biến chè, trong đó có: 11 Doanh nghiệp (công ty TNHH, Công ty cổ phần), 22 cơ sở là HTX.. Đã có một số dây chuyền công nghệ sản xuất, thiết bị hiện đại, công xuất lớn đã tạo ra được các sản phẩm chè có chất lượng cao được thị trường chấp nhận, các doanh nghiệp đã chú trọng vào đầu tư đổi mới công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm nên đã tạo và mở rộng được thị trường tiêu thụ xuất khẩu chè trên 20 nước, với những sản phẩm chè xuất khẩu khá đa dạng, phong phú như: Chè đen, chè xanh, chè vàng, chè Phổ Nhĩ…bao gồm các đơn vị: Công ty TNHH thương mại Hùng Cường, Công ty cổ phần chè Hùng An, Công ty TNHH Hoàng Long, Công ty Cổ phần trà Hữu Cơ Cao Bồ...

Tiếp đến ngành Chế biến nông sản cũng được chú trọng đầu tư, phát triển:  Nhà máy chế biến nông sản công suất 480 tấn sp nông sản/năm, Công ty Công ty TNHH một thành viên Hùng Hà Bắc Quang, tại Cụm công nghiệp Nam Quang; Nhà máy chế biến nông lâm sản Việt Vinh, Bắc Quang công suất  4.800 tấn sp nông sản/năm và một số cơ sở chế biến dong riềng tại Hoàng Su phì, Xín Mần đã đi vào hoạt động. Cơ sở sản xuất rượu và nước ép hoa quả: 18 cơ sở với công suất đạt trên 320.000 lít/năm. 01 nhà máy sản xuất nước hoa quả công suất 190.000 lít/năm của Công ty CP Tập đoàn dược Bảo Châu - tại thị trấn Vị Xuyên.

Cùng với các cơ sở chế biến trên, chế biến lâm sản cũng đang có những bước phát triển, hoạt động khá sôi động. Hiện Hà Giang có khoảng 190 cơ sở chế biến gỗ với các sản phẩm chủ yếu như: Ván ép, viên nén gỗ, gỗ xẻ, gỗ bóc, dăm gỗ…Các cơ sở chế biến, chế tạo có ở hầu khắp các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh và tập trung nhiều nhất tại các huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên.

Một số nhà máy được đầu tư công nghệ hiện đại, đồng bộ đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, công nghiệp chế biến đối với các sản phẩm nông sản khác cũng có nhiều tín hiệu lạc quan; nhiều sản phẩm hàng lưu niệm, hàng hóa đặc trưng và làng nghề đã tạo được uy tín đối với người tiêu dùng… Nhà máy sản xuất ván dán 50.000 m3sp/năm tại khu công nghiệp Bình Vàng, nhà máy sơ chế gỗ tươi thành gỗ thanh sấy khô tại Hùng An – Bắc Quang; nhà máy sản xuất viên gỗ nén công suất 40.000 tấn/năm tại cụm công nghiệp Nam Quang, nhà máy ván ép công nghệ cao xuất khẩu công suất 15.000 m3/năm – cụm công nghiệp Nam Quang...

Những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản ở Hà Giang hiện nay là các đơn vị chế biến chế tạo, quy mô nhỏ, sản xuất không tập trung, trình độ quản lý sản xuất, quản lý kinh tế, tay nghề của lực lượng lao động thấp dẫn đến chất lượng sản phẩm, mẫu mã hàng hoá không đa dạng, sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ít. Làm cho sản phẩm kém khả năng cạnh tranh trên thị trường, giá bán thấp, bị các thương lái ép giá, tiêu thụ sản phẩm khó khăn. Chưa huy động được nhiều các nhà đầu tư có năng lực chuyên môn, vốn lớn đầu tư vào Ngành công nghiệp chế biến, các nhà đầu tư mới chỉ tập trung vào vào các lĩnh vực: Thủy điện, khoáng sản.. chưa quan tâm đến lĩnh vực chế biến, chế tạo. Việc khai thác tài nguyên trên địa bàn tỉnh, sử dụng lao động chưa ngang tầm với tiềm năng hiện có. Khả năng thu hút vốn đầu tư của các dự án trong lĩnh vực chế biến chậm so với quy hoạch đề ra. Hầu hết các cơ sở sản xuất đều đóng trên địa bàn các huyện vùng sâu, vùng xa, thông tin liên lạc, đường giao thông đi lại còn nhiều khó.. Ngoài ra, việc các cơ sở sản xuất không tập trung cũng đặt ra những vẫn đề liên quan đến chi phí vận chuyển, giá thành. Ngoài ra, sản phẩm chế biến chưa thực sự phong phú, đáp ứng các yêu cầu của thị trường… Để khắc phục những hạn chế trên, Hà Giang cần thực hiện nhiều giải pháp, trong đó cần đẩy mạnh cải thiện môi trường thu hút đầu tư, kinh doanh. Cần ưu tiên phát triển, tập trung thu hút các dự án chế biến hướng mạnh đến xuất khẩu, sử dụng công nghệ phù hợp, gắn với phát triển bền vững nguồn nguyên liệu liệu, đảm bảo môi trường sinh thái; Có cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển các nhà máy mới, đổi mới công nghệ các nhà máy hiện có với công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại ít gây ô nhiễm môi trường, gắn với xây dựng các vùng nguyên liệu tại chỗ để sản xuất các sản phẩm chất lượng cao cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Tăng cường công tác khuyến công, khuyến nông, hỗ trợ trực tiếp cho người trồng và chế biến. Nâng cao hơn nữa vai trò đầu tàu của các nhà máy chế biến trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thông qua việc nhà máy bỏ vốn đầu tư hình thành và đảm nhận các dịch vụ cung ứng vật tư phân bón, giống, cơ giới hóa canh tác cho người nông dân, bởi chỉ có các nhà máy mới có điều kiện để đảm nhận những dịch vụ này. Tăng cường hợp tác, mở rộng thị trường trong nước và hướng tới thị trường ngoài nước. Hỗ trợ cho các hoạt động xuất khẩu và xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ. Dành mức ưu đãi cao cho các sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm chất lượng cao mang thương hiệu và sản xuất tại Hà Giang; Xây dựng thương hiệu sản phẩm tiêu biểu, doanh nghiệp tiêu biểu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các doanh nghiệp trong tỉnh. Tiếp tục rà soát, sắp xếp và tổ chức lại các cơ sở chế biến phát triển tự phát, quy mô nhỏ, chế biến đơn giản tạo cơ hội hình thành các vùng sản xuất quy mô tập trung, cơ sở chế biến sâu, gắn chế biến với vùng nguyên liệu. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính theo hướng chuyên nghiệp hóa, cải thiện môi trư­ờng đầu t­ư, từng bước nâng dần chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh; nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến các dự án phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo./.

Tin khác

Khai trương chuyên trang OCOP - Mỗi xã một sản phẩm trên Báo Nhân Dân (20/12/2023 10:00)

Mèo Vạc (Hà Giang) hỗ trợ phát triển các sản phẩm theo hướng hàng hóa (11/09/2023 08:00)

Xín Mần tập trung phát triển sản phẩm OCOP (10/09/2023 07:00)

Hà Giang gia tăng các sản phẩm OCOP phục vụ phát triển du lịch (01/08/2023 14:40)

Hoàng Su Phì phát triển sản phẩm OCOP theo hướng linh hoạt, phù hợp (18/05/2023 07:00)

Tự hào nông dân huyện “cửa ngõ” phía Nam (10/05/2023 07:00)

Gắn phát triển du lịch với tiêu thụ hàng hóa miền núi (13/04/2023 07:00)

Phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả (16/12/2022 07:30)

Hà Giang: Mật ong bạc hà – sản phẩm OCOP chủ lực của cao nguyên đá (06/12/2022 08:00)

Công nhận 37 sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2022 (23/11/2022 07:05)

xem tiếp