Thứ sáu, Ngày 3 Tháng 5 Năm 2024

Xúc tiên thương mại

Gửi Email In trang Lưu
Giải "bài toán" thị trường nông sản ở Vị Xuyên

09/11/2021 23:03

Liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, đảm bảo thị trường tiêu thụ là khâu rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp hàng hóa theo chuỗi giá trị và giải nỗi lo "ĐƯỢC MÙA MẤT GIÁ". thời gian qua, huyện Vị Xuyên tập trung nguồn lực đầu tư, khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác đẩy mạnh liên kết sản xuất với người dân, dần hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.

 

Các doanh nghiệp, HTX và người dân Vị Xuyên ký kết hợp đồng ghi nhớ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Các doanh nghiệp, HTX và người dân Vị Xuyên ký kết hợp đồng ghi nhớ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Là địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng với diện tích đất rộng lớn, bằng phẳng, khí hậu phù hợp với nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, tiêu biểu như: Cam, chè, Thao quả, mật ong, rau, củ… Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, huyện khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh, tập trung hỗ trợ, triển khai nhiều phương án, đề án, kế hoạch sản xuất, tạo sự đột phá mạnh mẽ và đạt nhiều kết quả quan trọng: Năm 2020, tổng sản lượng lương thực đạt trên 56.671 tấn; năng suất lúa bình quân đạt trên 62 tạ/ha; giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân trên 1 ha đất canh tác cây hàng năm đạt 65 triệu đồng. Đặc biệt đã hình thành một số liên kết sản xuất mang lại hiệu quả, tiêu biểu như: Liên kết với các công ty trồng ngô sinh khối tại các xã; liên kết với Công ty Cổ phần Việt Anh, HTX Cát Thành và Trung tâm giống cây trồng Đạo Đức trồng 500 ha lúa thuần chất lượng cao theo chuỗi giá trị, năng suất bình quân đạt 58 tạ/ha, sản lượng 500 tấn. Mô hình trồng rau, quả an toàn trong nhà lưới với tổng diện tích 28.514 m2/30 nhà lưới/26 hộ dân, doanh thu bình quân hàng năm đạt trên 1,3 tỷ đồng/ha; liên kết với Công ty TNHH MTV Thủy Vĩnh Bảo thu mua và xuất khẩu mía với diện tích 187,36 ha, sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 7.300 tấn, doanh thu đạt 7,6 tỷ đồng. Trong chăn nuôi liên kết phát triển một số sản phẩm theo chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn như: Liên kết với HTX sản xuất và dịch vụ Nông - lâm nghiệp Gia Vi sản xuất thịt trâu; HTX Tấn Đạt với sản phẩm cá, thịt các loại; HTX dịch vụ chăn nuôi Lương Nam với các sản phẩm từ lợn. Từ việc đảm bảo cung ứng đầu ra, nhiều hộ dân mạnh dạn đầu tư phát triển trang trại, gia trại chăn nuôi quy mô lớn với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Bên cạnh đó, huyện đang tập trung phát triển các sản phẩm OCOP gắn với thế mạnh địa phương như: Cam Sành, chè, dưa Vàng, Thanh long ruột đỏ, thịt trâu khô.

HTX Tân Thành thu mua Bí xanh cho người dân tổ 11 thị trấn Vị Xuyên. 					Ảnh: Mai Anh (Vị Xuyên)
HTX Tân Thành thu mua bí xanh cho người dân tổ 11 thị trấn Vị Xuyên. Ảnh: Mai Anh (Vị Xuyên)

Bí thư Đảng ủy xã Linh Hồ, Nguyễn Xuân Hải chia sẻ: “Xã hiện đang thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp, HTX với người dân trồng lúa thuần chất lượng cao J02 và ngô sinh khối giúp người dân có thu nhập ổn định. Đặc biệt, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào thâm canh và thực hiện cánh đồng lúa “5 cùng” không chỉ giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm mà góp phần chuyển đổi tư duy sản xuất của người dân từ manh mún, nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa tập trung”.

Bên cạnh kết quả đạt được, thực tế việc tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều khó khăn. Toàn huyện có trên 600 ha cây ăn quả, trong đó cây ăn quả có múi trên 400 ha tập trung tại các xã: Trung Thành, Việt Lâm, Phong Quang, thị trấn Việt Lâm và nhiều loại rau, củ tươi nhưng thị trường không ổn định, người dân chủ yếu tự tìm kiếm thị trường và tiêu thụ trong tỉnh. Việc hỗ trợ người dân vận chuyển sản phẩm, tem truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu, sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP, đảm bảo số lượng cung ứng cho đơn vị bao tiêu sản phẩm và xây dựng cơ sở chế biến sâu vẫn còn hạn chế. Cơ bản sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh chưa cao; các hoạt động dịch vụ, quảng bá, tiêu thụ nông sản chưa phát triển mạnh. Vai trò của nhà nước trong công tác quy hoach, định hướng sản xuất, cung cấp thông tin về thị trường chưa được phát huy hiệu quả.

Để khắc phục hạn chế, khó khăn, tạo động lực cho nông nghiệp bứt phá trong giai đoạn mới, BCH Đảng bộ huyện Vị Xuyên ban hành Nghị quyết chuyên đề “Phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị giai đoạn 2021 – 2025” với mục tiêu đến năm 2025, giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản đạt 2.130 tỷ đồng; chăn nuôi chiếm 40% tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp; giá trị sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng tăng 1,5-2 lần so với năm 2020; trên 70% sản phẩm nông nghiệp đặc trưng được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết.

Để đưa nghị quyết vào cuộc sống, mới đây, huyện Vị Xuyên tổ chức hội nghị thúc đẩy liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản. Tại hội nghị, đại diện hệ thống siêu  thị Vinmart+, Liên minh HTX tỉnh, Bưu điện tỉnh và các doanh nghiệp đều nêu giải pháp và tạo điều kiện để xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm cho hàng hóa nông sản Vị Xuyên vào hệ thống siêu thị và trên các sàn thương mại điện tử với các sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Các bản hợp đồng nghi nhớ tiêu thụ nông sản đã được ký kết giữa doanh nghiệp, HTX và người dân. Đây là tín hiệu đáng mừng với nông dân Vị Xuyên trong bối ảnh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid - 19.

Chủ tịch UBND huyện, Hoàng Thanh Tịnh cho biết: “Để hoàn thành mục tiêu nghị quyết, phát triển nông nghiệp bền vững, huyện tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm: Ban hành cơ chế thu hút doanh nghiệp, HTX đầu tư, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản; liên kết vùng sản xuất; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể cho từng sản phẩm đặc trưng gắn với tem truy xuất nguồn gốc; tuyên truyền, vận động người dân thay đổi phương thức sản xuất từ nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa tập trung đáp ứng cầu thị trường; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh cho sản phẩm; tìm kiếm, quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt trên các kênh thương mại điện tử; lồng ghép nguồn lực hỗ trợ người sản xuất, doanh nghiệp tham gia sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm đặc trưng của huyện”.


Theo Báo Hà Giang điện tử

Tin khác

Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử: Nâng chất cho nông sản Việt (08/11/2021 16:15)

7 sản phẩm OCOP Nghệ An được đưa vào kinh doanh tại siêu thị Big C (08/11/2021 14:30)

Tìm hướng phát triển sản phẩm gừng Suôi Thầu (05/11/2021 11:55)

Hội Nông dân tỉnh kết nối tiêu thụ cam Vàng cho nông dân huyện Bắc Quang (05/11/2021 11:55)

Xúc tiến thương mại sản phẩm cây có múi và sản phẩm OCOP tỉnh Hưng Yên năm 2021 (28/10/2021 14:00)

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại trên nền tảng số, mở rộng cơ hội thị trường cho hàng Việt (27/10/2021 08:15)

Bộ Công Thương: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại trên nền tảng số, mở rộng cơ hội thị trường cho hàng Việt (27/10/2021 04:31)

Đưa nông sản thực phẩm Việt đến người tiêu dùng Hà Lan (26/10/2021 09:00)

Hội Nông dân tỉnh tổ chức "Tuần lễ cam Vàng và nông sản huyện Bắc Quang" (26/10/2021 08:00)

Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ nông sản Việt trực tuyến - Phục hồi kinh tế sau mùa dịch (22/10/2021 08:45)

xem tiếp