Thứ ba, Ngày 7 Tháng 5 Năm 2024

Quản lý thương mại

Gửi Email In trang Lưu
Kết quả 10 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

24/06/2019 15:15

Thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" do Bộ Chính trị phát động, ngành Công Thương Hà Giang đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh triển khai tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi, biên giới; hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã trong sản xuất, chế biến, quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm thông qua các chương trình khuyến công, xúc tiến thương mạitạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong tỉnh phát triển hệ thống sản xuất, kinh doanh và mở rộng thị trường. Đồng thời, giúp người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh nhận thức về khả năng sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ sản xuất trong nước và trong tỉnh, từng bước làm thay đổi tập quán mua sắm tiêu dùng, kích cầu tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất, làm thay đổi bức tranh thương mại và cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh. Sau 10 năm triển khai thực hiện đã thu được một số kết quả như sau:

Cửa hàng Hồng Hải, điểm bán hàng Việt tại thành phố Hà Giang

           Thứ nhất, về công tác thông tin tuyên truyền về cuộc vận động:

Ngành đã thường xuyên cập nhật, xây dựng các tin bài liên quan đến Cuộc vận động để đăng tải trên website Công Thương, phát hành trên 50 số Bản tin, xây dựng trên 70 chuyên mục Truyền hình – Truyền thanh Công Thương, xuất bản tờ rơi, tập gấp địa chỉ giao thương hữu ích nhằm giới thiệu quảng bá các sản phẩm tiêu biểu của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, công tác tuyên truyền vận động còn được trực tiếp thông qua tại các phiên chợ bán hàng Việt, chợ phiên vùng cao, hội chợ triển lãm thương mại dưới hình thức băng zôn, tờ zơi và tập gấp… có nội dung dễ hiểu, phù hợp với phong tục tập quán và ngôn ngữ của từng khu vực dân cư giúp người dân biết, hiểu về nội dung, ý nghĩa và mục đích của cuộc vận động để hưởng ứng tham gia.

Thứ hai, vềtriển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm:

- Triển khai hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương cho 21 mô hình trình diễn kỹ thuật về các ngành, nghề có thế mạnh của tỉnh như: chế biến chè, gia công cơ khí, ván bóc xuất khẩu, sản xuất than sinh học viên gỗ nén…; 149 đề án ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất chế biến chè, mật ong bạc hà, tinh bột nghệ,gạch không nung...; 2.558.000 tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản đặc trưng của tỉnh cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh.Ngoài ra, còn hỗ trợ tư vấn thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm cam và mật ong bạc hà… Qua đó giúp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh, giúp cho sản phẩm của địa phương có chỗ đứng trên thị trường.

- Tổ chức, tham gia các hoạt động, sự kiện xúc tiến thương mại trong và ngoài nướcvà hội nghị, hội thảo tại các tỉnh, thành phốnhằm giới thiệu, tìm kiềm, mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm thế mạnh của địa phương.Tổ chức các đoàn xúc tiến đưa các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất cam sành và các sản phẩm đặc trưng của tỉnh đi chiêu thương, kết nối tiêu thụ sản phẩm vào trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối… tại các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh.

- Hợp tác, liên kết tổ chức trên 18 lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị chuyên đề về xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, thương mại điện tử, hội nhập quốc tế...cho cán bộ của các cơ quan quản lý, cán bộ chuyên trách của các doanh nghiệp, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế trong tỉnh với gẩn 600 lượt người tham gia. Qua đó nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý trong lĩnh vực thương mại đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ ba, về thiết lập kênh phân phối, đưa hàng Việt đến người tiêu dùng và tổ chức các hội chợ, các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa:

- Hỗ trợ xây dựng 13 điểm bán hàng (kênh phân phối) cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí là 850 triệu đồng.

- Chỉ đạo triển khai tổ chức 75 phiên đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi và biên giới, giúp người dân địa phương có điều kiện tiếp cận với các mặt hàng do các doanh nghiệp trong nước sản xuất có chất lượng, giá thành phù hợp với thu nhập. Đồng thời là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới bà con nhân dân, tạo cầu nối giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.

Thứ tư, về công tác quản lý nhà nước về thị trường

Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên, hàng năm xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả… kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm… góp phần bình ổn giá cả thị trường và thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong nước phát triển. Kết quả thực hiện trong 10 năm:đã kiểm tra, xử lý trên: 7.600 vụ; tổng số tiền thu nộp NSNNtrên 20 tỷ đồng. Đồng thời, tổ chức triển khai các hoạt động nhằm đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa vào các dịp cuối năm và dịp Tết Nguyên đán...

Thứ năm, về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và các chính sách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tham mưu thành lập Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Hà Giang; tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2017-2020 và tổ chức triển khai thực hiện…, góp phần xây dựng một môi trường tiêu dùng lành mạnh cho cả người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được còn một số khó khăn, hạn chế như:

- Các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ chưa thường xuyên và có tính lâu dài; các doanh nghiệp còn thụ động, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước.

- Công tác tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi, biên giới gặp nhiều khó khăn trong việc chiêu thương các doanh nghiệp do kinh phí hỗ trợ hạn hẹp,đường giao thông không thuận lợi, chi phí vận chuyển hàng hóa của các đơn vị tăng cao.

-Tình trạng hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm... với các phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, đối tượng vi phạm ngày càng đa dạng, làm giảm uy tín hàng Việt Nam có chất lượng.

- Kinh phí tổ chức các hoạt động của Cuộc vận động còn hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách nhà nước; kinh phí xã hội hóa của các đơn vị chưa nhiều.

Để đẩy mạnh triển khai thực hiện Cuộc vận động trongthời gian tới, ngành Công Thương sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ, như sau:

- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các kế hoạch, đề án, chương trình trong lĩnh vực thương mại; Đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 17/6/2015 của UBND tỉnh triển khai Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29/4/2014 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014-2020.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các hoạt động khuyến công và xúc tiến thương mại góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động đưa hàng Việt Nam về nông thôn, miền núi, biên giới.Tích cực triển khai các giải pháp hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam cố định và bền vững.

- Tăng cường phối hợp trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn việc nhập lậu hàng hóa, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và những hành vi gian lận thương mại khác… gây mất lòng tin trong nhân dân.

- Tiếp tục theo sát dõi diễn biến thị trường, đảm bảo lưu thông hàng hoá trong tỉnh được thông suốt, đáp ứng đủ các loại hàng hoá thiết yếu cho nhu cầu của người dân, nhất là trong thời điểm cuối năm, dịp lễ, Tết Nguyên đán...

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lồng ghép với quảng bá, giới thiệu hàng Việt Nam nhằm củng cố lòng tin của người tiêu dùng khi mua sắm hàng Việt Nam; triển khai Kế hoạch về công tác Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Kế hoạch triển khai hưởng ứng ngày “Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15/3” trên địa bàn tỉnh.

DƯƠNG HƯƠNG LAN

Tin khác

60 doanh nghiệp đầu tiên hoàn thành khoá đào tạo bán hàng cùng Amazon (24/06/2019 09:00)

Điều tra bán phá giá ván gỗ công nghiệp: Bước tiến trong phòng vệ thương mại (19/06/2019 08:13)

Thương mại biên giới Việt - Trung: Xây dựng định hướng dài hạn (12/06/2019 14:44)

Chợ truyền thống đang gặp khó? (07/06/2019 09:39)

Phòng vệ thương mại: Chủ động các biện pháp (07/06/2019 09:38)

CPI trong tầm kiểm soát (04/06/2019 08:32)

Thời điểm “vàng” cho thương mại điện tử Việt Nam (03/06/2019 08:39)

Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đang hoạt động như thế nào? (22/05/2019 09:46)

Miễn trừ biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM đối với một số sản phẩm thép dây, thép cuộn nhập khẩu (20/05/2019 16:11)

CPI có thể sẽ ít biến động (16/05/2019 09:22)

xem tiếp