Thứ tư, Ngày 8 Tháng 5 Năm 2024

Quản lý thương mại

Gửi Email In trang Lưu
Điều tra bán phá giá ván gỗ công nghiệp: Bước tiến trong phòng vệ thương mại

19/06/2019 08:13

Mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 940/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm ván gỗ công nghiệp có xuất xứ từ Thái Lan và Malaysia nhập khẩu vào Việt Nam. Đây là sự kiện chưa từng có kể từ khi ngành gỗ trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế Việt Nam.

 Quyết định được đưa ra dựa trên yêu cầu của 4 doanh nghiệp, gồm: Công ty CP Gỗ MDF VRG Kiên Giang; Công ty CP Gỗ MDF VRG Dongwha; Công ty CP Gỗ MDF VRG Quảng Trị và Công ty CP Kim Tín MDF.

dieu tra ban pha gia van go cong nghiep buoc tien trong phong ve thuong mai
Lần đầu tiên điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng gỗ công nghiệp

Các doanh nghiệp này cáo buộc các sản phẩm ván gỗ công nghiệp nhập khẩu từ Thái Lan và Malaysia đã và đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam với biên độ phá giá từ 18,59 - 50,6%. Hành vi bán phá giá được khẳng định đã gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất ván gỗ công nghiệp trong nước.

Theo quy định pháp luật, sau khi khởi xướng điều tra, Bộ Công Thương sẽ gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan để thu thập thông tin nhằm phân tích, đánh giá các nội dung cáo buộc, gồm hành vi bán phá giá của các doanh nghiệp xuất khẩu Thái Lan và Malaysia, mức độ thiệt hại của ngành sản xuất ván gỗ công nghiệp Việt Nam và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất ván gỗ công nghiệp.

Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ, Bộ Công Thương có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời để ngăn chặn hành vi bán phá giá tiếp tục gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

Lâu nay, chủ yếu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam bị các nước nhập khẩu ra quyết định điều tra và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng đã có những cuộc điều tra chống bán phá giá một số mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, đối với mặt hàng gỗ đây là lần đầu tiên. Theo các chuyên gia, sự kiện này mang tính đột phá, khi chúng ta sẵn sàng sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích chính đáng cho các doanh nghiệp chế biến gỗ. Đồng thời, việc sử dụng các biện pháp phòng vệ là tích cực giúp Việt Nam tránh phải đương đầu với các vụ kiện của các đối tác, nâng cao giá trị hàng hóa sản phẩm sản xuất trong nước.

Ông Nguyễn Tôn Quyền - Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam - nhận định: Bộ Công Thương Việt Nam quyết định điều tra hành vi bán phá giá đối với ván công nghiệp nhập khẩu của Thái Lan và Malaysia phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc điều tra mới chỉ bắt đầu, còn phải chờ kết quả điều tra như thế nào và phương cách xử lý ra sao, từ đó mới rút ra những bài học bổ ích. Dù vậy, ông Quyền cho rằng, đây là hồi chuông cảnh báo các doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện luật pháp quốc tế và Việt Nam, thể hiện tính chủ quyền, bình đẳng và công khai minh bạch trong lĩnh vực giao thương quốc tế của Chính phủ Việt Nam.

Ông Nguyễn Tôn Quyền - Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam:

Doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm các luật lệ quốc tế cũng như của Việt Nam; luôn đề cao tính cộng đồng và trách nhiệm xã hội.

Theo Báo Công Thương điện tử

Tin khác

Thương mại biên giới Việt - Trung: Xây dựng định hướng dài hạn (12/06/2019 14:44)

Chợ truyền thống đang gặp khó? (07/06/2019 09:39)

Phòng vệ thương mại: Chủ động các biện pháp (07/06/2019 09:38)

CPI trong tầm kiểm soát (04/06/2019 08:32)

Thời điểm “vàng” cho thương mại điện tử Việt Nam (03/06/2019 08:39)

Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đang hoạt động như thế nào? (22/05/2019 09:46)

Miễn trừ biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM đối với một số sản phẩm thép dây, thép cuộn nhập khẩu (20/05/2019 16:11)

CPI có thể sẽ ít biến động (16/05/2019 09:22)

Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Đưa thương hiệu Việt vươn ra thế giới (07/05/2019 13:54)

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng 0,31% (02/05/2019 08:46)

xem tiếp