Thứ bảy, Ngày 4 Tháng 5 Năm 2024

Quản lý công nghiệp

Gửi Email In trang Lưu
Sản xuất công nghiệp, thương mại nỗ lực vượt khó

12/01/2024 09:43

Năm 2023, sản xuất công nghiệp của tỉnh ta đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong khi đó, hoạt động thương mại – dịch vụ phục hồi tích cực, đạt mức tăng trưởng khá, kết nối cung cầu được thực hiện tốt, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

 


Theo báo cáo của Sở Công thương, chỉ số sản xuất toàn ngành Công nghiệp của tỉnh năm 2023 ước giảm 17,22% so với năm 2022. Trong đó, chỉ số sản xuất công nghiệp khai khoáng giảm 52,81%; Chỉ số sản xuất ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt giảm 21,63%; Chỉ số sản xuất ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 1,71%. Điểm sáng duy nhất đó là chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 20,11%. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh ước đạt 4.888,9 tỷ đồng, giảm 1,32% so với năm 2022.

Nguyên nhân dẫn đến khai thác, chế biến khoáng sản gặp nhiều khó khăn là do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, giá kim loại màu giảm mạnh, việc tìm kiếm đầu ra gặp nhiều khó khăn, sản lượng hàng tồn kho lớn. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp tạm dừng khai thác để hoàn thiện các thủ tục đầu tư, khắc phục sự cố theo chỉ đạo của UBND tỉnh cũng dẫn đến giảm sản lượng chung của toàn ngành. Hoạt động sản xuất điện bị sụt giảm do trong năm thời tiết khô hạn kéo dài nên các nhà máy thủy điện đang vận hành phát điện thương mại phải giảm công suất phát điện so với công suất thiết kế, khiến sản lượng điện tụt giảm sâu so với cùng kỳ năm 2022. Ngoài ra, giá nhiên liệu đầu vào ở mức cao đã tác động đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp.

Sản xuất ván bóc tại Khu công nghiệp Bình Vàng (Vị Xuyên).
Sản xuất ván bóc tại Khu công nghiệp Bình Vàng (Vị Xuyên).

Trước nhiều khó khăn, thách thức, Sở Công thương đã tập trung triển khai kế hoạch của UBND tỉnh về phục hồi sản xuất đối với các khu vực sản xuất công nghiệp của tỉnh. Chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức hội nghị đối thoại nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản, chế biến nông - lâm sản và thủy điện. Tham mưu thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cụm công nghiệp theo quy hoạch. Đôn đốc các chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục đầu tư để sớm đưa các dự án khai thác, chế biến khoáng sản đi vào hoạt động. Kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư xây dựng thủy điện đẩy nhanh tiến độ thi công; thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.

Điểm nhấn trong năm vừa qua đó là tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh có mức tăng ấn tượng, năm 2023 ước đạt 16.831,51 tỷ đồng, tăng 17,33% so với năm 2022. Vượt 7,33% so với chỉ tiêu kế hoạch. Sở Công Thương đã phát huy hiệu quả vai trò quản lý Nhà nước, thực hiện tốt công tác tham mưu UBND tỉnh trong việc triển khai thực hiện các giải pháp phát triển thương mại, dịch vụ. Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo bình ổn giá, nguồn cung hàng hóa tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân. Tham mưu UBND tỉnh triển khai công tác phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh, đến nay đã có 37/173 chợ chuyển đổi thành công mô hình kinh doanh, khai thác và quản lý, đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Công tác kết nối cung cầu được thực hiện tốt, giá cả tương đối ổn định, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, củng cố liên kết giữa nhà sản xuất với các hệ thống phân phối, bán lẻ trên địa bàn.

Phối hợp với Tập đoàn FPT, Bưu điện tỉnh, Chi nhánh Bưu chính Viettel Hà Giang và UBND các huyện, thành phố lựa chọn, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX có đủ điều kiện xây dựng website để kết nối với sàn giao dịch thương mại điện tử. Hoạt động thương mại điện tử phát triển đã trở thành kênh phân phối quan trọng, góp phần phát triển chuỗi cung ứng và lưu thông hàng hóa, hỗ trợ tiêu thụ hiệu quả lượng lớn nông sản, thực phẩm cho người nông dân và doanh nghiệp, đặc biệt khi vào vụ thu hoạch.

Bước sang năm 2024, ngành Công thương tiếp tục bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, phối hợp với các ngành, địa phương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tham mưu hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm tăng thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, hiện đại hóa hạ tầng thương mại gắn với đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường có các giải pháp tạo động lực tăng trưởng đối với các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; công nghiệp chế biến nông, lâm sản; công nghiệp sản xuất điện; chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu… làm đòn bẩy cho phát triển KT – XH.

Tin khác

Bộ Công Thương thêm “trợ lực” cho ngành ô tô (12/01/2024 07:00)

Xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm: Đề xuất 3 nhóm chính sách (10/01/2024 07:00)

Công Thương khối địa phương: Chung sức đẩy nhanh tăng trưởng ngành (31/12/2023 07:00)

Công bố Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản thời kỳ 2021 – 2030 (26/12/2023 07:10)

Bộ Công Thương ban hành một số quy chuẩn mới về an toàn vật liệu nổ công nghiệp (25/12/2023 07:00)

3 giải pháp trọng tâm cho ngành công nghiệp năm 2024 (21/12/2023 14:15)

Bộ Công Thương tăng cường kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP (06/12/2023 07:00)

Phê duyệt Chương trình tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia đến năm 2030 (31/10/2023 13:00)

Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đề xuất quản lý riêng biệt thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử (24/10/2023 07:35)

Phát huy tinh hoa sản phẩm lanh OCOP (24/10/2023 07:10)

xem tiếp