Thứ ba, Ngày 30 Tháng 4 Năm 2024

Xúc tiên thương mại

Gửi Email In trang Lưu
Hà Giang: Chỉ dẫn địa lý giúp mở rộng cơ hội tiêu thụ nông sản

25/09/2023 07:00

Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có địa hình chia cắt mạnh đã tạo nên các tiểu vùng khí hậu và các yếu tố nông hóa, thổ nhưỡng khác nhau.

Điều đó đã tạo cho Hà Giang có nhiều sản phẩm nông nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt mang tính đặc thù và là đặc sản của các vùng miền trong tỉnh.

Hà Giang: Chỉ dẫn địa lý giúp mở rộng cơ hội tiêu thụ nông sản
Cá bỗng - sản phẩn nông nghiệp thế mạnh của Hà Giang được nuôi trong lòng hồ thủy điện

Có thể kể đến một số sản phẩm nông nghiệp thế mạnh mang tính đặc thù của Hà Giang đã được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý như cam sành Hà Giang, mật ong Bạc hà Mèo Vạc, hồng không hạt Na Khê huyện Yên Minh, gạo tẻ Già Dui xã Thèng Phàng huyện Xín Mần, gạo Khẩu Mang huyện Đồng Văn, ngô nếp núi đá huyện Yên Minh, cá Bỗng, bò vàng tại 4 huyện cao nguyên đá, gà xương đen, dê núi đá…

Các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của Hà Giang khi được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý sẽ tạo cơ hội thúc đẩy và mở rộng sản xuất đối với sản phẩm theo hướng hàng hóa, góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, mở rộng đầu ra và nâng cao thu nhập đối với người nông dân.

Hà Giang: Chỉ dẫn địa lý giúp mở rộng cơ hội tiêu thụ nông sản
Hồng không hạt Na Khê huyện Yên Minh

Ngoài ra, khi các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý cũng góp phần quảng bá hình ảnh của Hà Giang đối với khách du lịch trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, khi được cấp chứng nhận Chỉ dân địa lý sẽ giúp người tiêu dùng truy suất nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm.

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, khi một sản phẩm nông nghiệp được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý sẽ giúp người tiêu dùng sẽ biết rõ về nguồn gốc của sản phẩm và các khu vực sản xuất. Đối với các sản phẩm nông nghiệp được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý phải đảm bảo các yêu cầu có đầy đủ các yếu tố đặc thù về điều kiện thời tiết, khí hậu, các điều kiện về nông hóa thổ nhưỡng, phương thức cánh tác và qui trình chăn nuôi… truyền thống đặc trưng của người nông dân để tạo ra sản phẩm đặc thù của địa phương.

Cam sành - sản phẩm OCOP và là sản ... ng nghiệp thế mạnh của Hà Gian
Cam sành - sản phẩm OCOP và là sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của Hà Giang

Vì vậy, các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của Hà Giang mang đẩy đủ tính đặc thù về tiểu vùng khí hậu, nông hóa thổ nhưỡng và truyền thống canh tác cũng như qui trình chăn nuôi đặc biệt của người nông dân tại các vùng miền trong tỉnh.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của các sản phẩm nông nghiệp địa phương khi được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý, trong những năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Giang đã xác định rõ tầm quan trọng của việc xây dựng Chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm nông nghiệp mang tính đặc thù của địa phương.

Ngành khoa học công nghệ của tỉnh cũng đã đẩy mạnh công tác xúc tiến, hướng dẫn các địa phương, đơn vị trong tỉnh có các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh mang tính đặc thù của địa phương, đủ điều kiện để đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ xem xét cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm.

Đồng thời, thực hiện kế hoạch đổi mới phương thức kinh doanh, tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh, ngành Công Thương Hà Giang đã và đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ, triển lãm trên cơ sở hợp tác, phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ với các tỉnh, thành trong cả nước. Vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất tham gia chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản; khuyến khích hình thành các chuỗi liên kết, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông sản thế mạnh của tỉnh như cam, chè, mật ong, dược liệu. Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý đối với các hàng hóa nông sản. Xúc tiến, thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp lớn hợp tác đầu tư, khai thác, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của địa phương để nâng tầm giá trị của sản phẩm.

Đặc biệt, trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp qua các sàn thương mại điện tử đang trở thành giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất nông nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.

https://congthuong.vn/

Tin khác

10h sáng 19/9 diễn ra tọa đàm Thương mại điện tử: Kênh tiêu thụ sản phẩm hiệu quả cho thị trường miền núi (19/09/2023 07:00)

Hội nghị đánh giá tình hình sản xuất và giải pháp tiêu thụ sản phẩm cam, niên vụ 2023 - 2024 (15/09/2023 08:19)

Xín Mần có 12 sản phẩm OCOP được quảng bá trên sàn thương mại điện tử (14/09/2023 09:36)

Bộ Công Thương hỗ trợ Bình Dương kết nối nhà bán hàng với sàn thương mại điện tử (14/09/2023 07:30)

Hà Giang: Xúc tiến đưa hàng tiêu dùng Việt Nam về vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc (06/09/2023 07:35)

V/v mời tham gia Hội chợ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2023 (28/08/2023 08:30)

Động lực khơi thông “dòng chảy” hàng hóa (27/07/2023 15:59)

Sàn thương mại điện tử hợp nhất 63 tỉnh, thành: Cầu nối cho hàng Việt (24/07/2023 08:00)

Hoàng Su Phì nâng cao thương hiệu và giá trị chè Shan tuyết (13/07/2023 14:41)

Bộ Công Thương đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về hoạt động xúc tiến thương mại (10/07/2023 07:30)

xem tiếp