Thứ tư, Ngày 1 Tháng 5 Năm 2024

Cơ cấu tổ chức

Gửi Email In trang Lưu
Các phòng chức năng thuộc Sở Công Thương

02/06/2022 09:22

 
1. Văn phòng Sở
- Chánh văn phòng:
 Trần Thị Mai Loan

+ Điện thoại cố định: 0219 3887474
+ Di động: 0978836889

+ Địa chỉ thư điện tử: ttmloan.sct@hagiang.gov.vn

 
 

- Phó Văn phòng:: Nguyễn Văn Quang
+ Điện thoại cố định: 0219 3886120
+ Di động: 0987993968

+ Địa chỉ thư điện tử: nvquang.sct@hagiang.gov.vn

 

 -Phó Văn phòng: Ngô Thị Thơm

+ Di động: 0977382108

+ Địa chỉ thư điện tử: ntthom.sct@hagiang.gov.vn

 

  

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ:

1. Chức năng: 

Văn phòng Sở có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện  nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền quản lý về công tác tố chức bộ máy; quản  lý cán bộ, công chức, viên chức; tài chính, thực hiện chế độ chính sách của cán  bộ, công chức, viên chức và người lao động; hành chính - quản trị; thi đua khen  thưởng; cải cách hành chính. 

2. Nhiệm vụ, quyền hạn: 

2.1. Về tổ chức bộ máy. 

- Tham mưu, trình Giám đốc Sở các nội dung: 

+ Đề án thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các phòng chuyên môn,  đơn vị trực thuộc để trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định 

+ Ban hành văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các  phòng chuyên môn thuộc Sở; quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,  cơ cấu tố chức của đơn vị trực thuộc để trình cấp có thẩm quyền quyết định. 

+ Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, kiện toàn, giải thể các phòng  chuyên môn, đơn vị trực thuộc để trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy  định. 

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và trình cấp có thẩm quyền việc thực hiện phân loại, xếp hạng đơn vị trực thuộc  theo quy định của pháp luật. 

2.2. Về quản lý, sử dụng biên chế công chức, số lượng người làm việc  trong đơn vị sự nghiệp công lập. 

- Xây dựng Kế hoạch biên chế công chức của cơ quan Văn phòng Sở;  thấm định và trình Giám đốc Sở kế hoạch biên chế công chức, kế hoạch số lượng  người làm việc hàng năm của đơn vị trực thuộc trình cấp có thẩm quyền theo quy  định. 

- Tham mưu công tác quản lý, sử dụng biên chế công chức, số lượng  người làm việc đối với các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc theo quy định. 

2.3. Về quán lý vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh  nghề nghiệp viên chức (gọi chung là cơ cấu chức danh công chức, viên chức). 

- Trình Giám đốc Sở ban hành vàn bản chỉ đạo, hướng dẫn đơn vị trực  thuộc xây dựng đề án vị trí việc làm, cơ cấu chức danh công chức, viên chức hoặc  đề án điều chỉnh vị trí việc làm, cơ cấu chức danh công chức, viên chức theo quy  định. 

- Giúp Giám đốc Sở xây dựng Đề án vị trí việc làm, cơ cấu chức danh công  chức, viên chức hoặc Đề án điều chỉnh vị trí việc làm, cơ cấu chức danh công chức,  viên chức trong đơn vị thuộc Sở quản lý theo quy định; tổng hợp danh mục vị trí  việc làm, xây dựng đề án vị trí việc làm, cơ cấu chức danh công chức, viên chức  hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm và cơ cấu chức danh công chức, viên chức của  các đơn vị trực thuộc đề gửi cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. 

- Tham mưu Giám đốc Sở thực hiện việc sử dụng, quản lý vị trí việc làm  và cơ cấu chức danh công chức, viên chức trong các phòng chuyên môn, đơn vị  trực thuộc theo quy định của pháp luật. 

2.4. Về quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức 

- Trình Giám đốc Sở ban hành các văn bản về tuyển dụng, sử dụng và  quản lý đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và hợp đồng lao động theo  quy định của pháp luật. 

- Tham mưu, trình Giám đốc sở quyết định việc tuyến dụng, tiếp nhận, sử  dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, nâng bậc lương,  bổ nhiệm ngạch, chuyển ngạch, thay đổi chức danh nghề nghiệp, đánh giá, phân  loại, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng và các chế độ, chính sách khác đối  với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo  quy định. 

- Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức và hợp đồng lao động thuộc diện Sở quản lý theo quy định của pháp luật.

- Tham mưu thực hiện các quy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công  chức, viên chức; về cơ cấu cán bộ, cơ cấu chức danh công chức, viên chức theo  quy định của pháp luật; các quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ,  công chức, viên chức và hợp đồng lao động; việc thực hiện chế độ, chính sách và  công tác quản lý hồ sơ đối với cán bộ, công chức, hợp đồng lao động theo quy  định của pháp luật. 

2.5. Trình Giám đốc sở ban hành quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng  cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý; giúp Giám đốc sở tố chức  triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,  viên chức sau khi được phê duyệt; Thực hiện chế độ đào tạo, bồi dường cán bộ,  công chức, viên chức theo quy định. 

2.6. Về thực hiện chế độ, chính sách tiền lương. 

- Tổng hợp danh sách, hồ sơ, trình Giám đốc Sở có văn bản đề nghị Sở  Nội vụ cho ý kiến thống nhất trước khi ký quyết định nâng bậc lương trước thời  hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị diện tỉnh quản lý. 

- Trình Giám đốc Sở quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm  quyền quyết định việc nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời  hạn, nâng lương vượt bậc và các chế độ, chính sách về tiền lương đối với cán bộ,  công chức, viên chức, người lao động theo quy định. 

2.7. Về cải cách hành chính; cải cách chế độ công vụ, công chức: Tham  mưu thực hiện công tác cải cách hành chính của Sở theo quy định bao gồm: cải  cách thế chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy hành chính,  xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cải cách  tài chính công, hiện đại hóa nền hành chính; Triển khai thực hiện công tác cải  cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức theo chương trình, kế hoạch,  đề án cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức đà được cấp có  thẩm quyền phê duyệt. 

2.8. Tham mưu công tác tài chính, quản lý cơ sở vật chất, đảm bảo  phương tiện và điều kiện làm việc; quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài  sản được giao theo quy định của pháp luật. 

2.9. Về công tác thi đua, khen thướng. 

- Tham mưu, giúp Giám đốc sở và Hội dồng thi đua - khen thương của Sở  tố chức các phong trào thi đua; hướng dẫn, đôn đôc, kiểm tra các phòng chuyên  môn, đơn vị trực thuộc thực hiện các phong trào thi đua và chính sách khen  thưởng của Đảng, Nhà nước; phối hợp với các đơn vị liên quan phát hiện, tuyên  truyền và nhân rộng các điên hình tiên tiên trong ngành. 

-Thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng của các phòng chuyên môn, đơn vị  trực thuộc trình Giám đốc Sở, Chủ tịch Hội đông thi đua quyết định khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng theo quy định. - Quản lý, lưu trữ hồ sơ khen thưởng theo quy định của pháp luật; xây  dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thi đua, khen thưởng; tống hợp, báo cáo định kỳ  về thi đua, khen thưởng theo quy định; quản lý, cấp phát, thu hồi, cấp đối hiện vật  khen thưởng; tham mưu tổ chức thực hiện việc trao tặng, đón nhận các hình thức  khen thưởng của Sở theo quy định của pháp luật. 

2.10. Tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện các chế độ, quy định về  công tác văn thư, lưu trữ theo quy định của pháp luật. 

2.11. Tham mưu giúp Lãnh đạo Sở trong công tác điều hành các hoạt  động của cơ quan; Tổ chức và phục vụ các hội nghị, cuộc họp, làm việc, tiếp  khách của Lãnh đạo Sở. 

2.12. Xây dựng và giám sát triển khai việc thực hiện quy chế dân chủ, quy  chế làm việc cùa cơ quan; theo dõi, giám sát việc thực hiện công tác nội vụ; Theo  dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch công tác của CBCCVC thuộc Sở. 

2.13. Phụ trách công tác đối ngoại, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công  tác tự vệ cơ quan. 

2.14. Thường trực: Cơ quan, Ban chỉ đạo về cải cách hành chính; Hội  đồng xét, tuyển dụng viên chức; Hội đồng nâng lương; Hội đồng thi đua khen  thưởng, kỷ luật. 

2.15. Ứng dụng khoa học và công nghệ vào các lĩnh vực công tác; Quản  lý mạng nội bộ, trang Web, cổng thông tin điện tử của Sở; Chủ trì, phối hợp với  các phòng, ban đơn vị thuộc sở xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất  lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 - 2008. 

2.16. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về lĩnh vực  được giao theo quy định. 

 2.17. Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và  Giám đốc Sở giao. 

2. Phòng Thanh tra.
-
Chánh thanh tra: Nguyễn Đình Hanh

+ Di động: 0904363817 - 0912636120

+ Địa chỉ thư điện tử: vdhanh.sct@hagiang.gov.vn


- Phó Chánh thanh tra: Vũ Văn Kiên
+ Điện thoại cố định: 0219 3886984
+ Di động: 0945322333

+ Địa chỉ thư điện tử: vvkien.sct@hagiang.gov.vn


 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ:

1. Chức năng:  

Thanh tra Sở giúp Giám đốc Sớ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra  hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của  Sở; công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; công tác phòng chống tham  nhũng, lãng phí; công tác pháp chế, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về  lĩnh vực Công Thương; tham mưu thực hiện chức năng thanh tra, thanh tra lại đối  với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. 

Thanh tra Sở chịu sự chi đạo trực tiếp của Giám đốc Sở Công Thương; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh Hà Giang, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra  Bộ Công Thương. 

2. Nhiệm vụ, quyền hạn 

2.1. Xây dựng Kế hoạch thanh tra trình Giám đốc Sở phê duyệt; tổ chức  thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra Sở, hướng dẫn, theo  dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao  thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở. 

2.2. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn  của cơ quan, tô chức, cá nhân thuộc quyên quản lý trực tiếp của Sở. 

2.3. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên  môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân  thuộc phạm vị quản lý của Sở. 

2.4. Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc Sở giao. 

2.5. Hướng dẫn, kiêtm tra cơ quan, đơn vị thuộc Sở thực hiện quy định của  pháp luật về thanh tra. 

2.6. Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra  chuyên ngành thuộc sở báo cáo về công tác thanh tra; tổng họp, báo cáo kết quả  về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của Sở. 

2.7. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết  định xử lý về thanh tra của Giám đốc Sở, Thanh tra Sở. 

2.8. Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định  xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh  tra chuyên ngành thuộc sở đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước  của Sở khi cân thiết. 

2.9. Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo  quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân. 

2.10. Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của  pháp luật về phòng, chống tham nhũng. 

2.11. Tham mưu thực hiện công tác pháp chế của Sở; chủ trì xây dựng hoặc  tham gia cùng các phòng, đơn vị thuộc sở tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; chủ trì hoặc phối hợp với các phòng, đơn vị của Sở tham gia ý kiến vào  các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực Công Thương do các  Sở ngành, địa phương lấy ý kiến; chủ trì hoặc phối hợp với các phòng, dơn vị liên  quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. 

2.12. Tham mưu thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và phối hợp với Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật của Sớ, của tỉnh tuyên truyền,  phố biến, hướng dẫn pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức trong ngành. 

2.13. Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và  Giám đốc Sở giao. 

3. Phòng Kế hoạch - Tài chính - Tổng hợp
- Trưởng phòng:  Nguyễn Văn Hữu

+ Điện thoại cố định: 02193887475
+ Di động: 0936094565
+ Địa chỉ thư điện tử: nvhuu.sct@hagiang.gov.vn

 

- Phó trưởng phòng: Phạm Thị Quế

+ Di động: 0913298682

+ Địa chỉ thư điện tử: ptque.sct@hagiang.gov.vn

 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ:
1. Chức năng:  

Phòng Kế hoạch Tài chính - Tổng hợp có chức năng tham mưu giúp Giám  đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước về ngành Công Thương trong lĩnh vực: Xây  dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư, chương trình, đề án phát triển của  ngành; tổng hợp các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực quản lý nhà nươcc của  ngành; công tác thống kê, tài chính, tổng hợp; tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động ngành Công Thương theo tiến độ thời gian quy định. 

2. Nhiệm vụ, quyền hạn 

2.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, chương trình, đề án, kế hoạch hàng  năm và trung hạn về phát triển kinh tế xà hội ngành công thương trên địa bàn tỉnh.  Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, phân tích đánh giá, đề xuất điều chỉnh và tổng hợp  báo cáo tình hình triển khai các nội dung này. 

2.2. Chú trì phối hợp với các phòng, ban, đơn vị chức năng của Sở triển  khai mối quan hệ công tác với ngành, địa phương liên quan trong tỉnh và các địa  phương khác. Tham gia ý kiến thẩm định hoặc phản biện đề án, quy hoạch của  các ngành, địa phương trong tỉnh mà lãnh đạo Sở là thành viên hội đồng thẩm  định. 

2.3. Chủ trì phối hợp với các phòng, ban, đơn vị chức năng của Sở tham  mưu xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển trong lĩnh vực Công Thương. 2.4. Tham mưu giúp Giám đốc sở cho ý kiến về chủ trương đầu tư, cấp giấy  chứng nhận đầu tư và kêu gọi đầu tư các dự án phát triển công nghiệp, thương  mại trên địa bàn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các quy hoạch của ngành. 

2.5. Thực hiện công tác thông tin, tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác của ngành, các chương trình, kế hoạch, đề  án phát triển lĩnh vực công thương trên địa bàn tỉnh theo quy định của Ủy ban  nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương. 

2.6. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm  của đơn vị sự nghiệp thuộc Sở quản lý theo quy định của pháp luật; Hướng dẫn,  kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý tài chính, tài sản nhà nước tại các  đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc Sở. 

2.7. Tổng hợp thống kế, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực  hiện nhiệm vụ được giao đối với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân  dân tỉnh và Bộ Công Thương. 

2.8. Chủ trì, phối hợp cùng các phòng chuyên môn tổ chức hướng dẫn  nghiệp vụ đối với các phòng Kinh tế thuộc UBND thành phố, phòng Kinh tế - Hạ  tầng các huyện. 

2.9. Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Giám  đốc Sở giao. 

4. Phòng Quản lý Công nghiệp.

  Trưởng Phòng: Nguyễn Thanh Hùng
+ Di động: 0979739585

+ Địa chỉ thư điện tử: nthung.sct@hagiang.gov.vn

 

Phó phòngLê Đình Thoại
+ Điện thoại cố định: 02193. 886.120
+ Điện thoại di động: 0975. 499.845

+ Địa chỉ thư điện tử: ldthoai.sct@hagiang.gov.vn

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ:

1. Chức năng 

Phòng Quản lý Công nghiệp có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở Công Thương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về: Cơ khí; Luyện kim; Hoá  chất; Vật liệu nổ công nghiệp; Công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản  (Trừ vật liệu xây dựng thông thường); Công nghiệp tiêu dùng; Công nghiệp thực phẩm; Công nghiệp chế biến khác; Khuyến công; Quản lý cụm công nghiệp, Công nghiệp hỗ trợ. 

2. Nhiệm vụ, quyền hạn 

2.1.Về cơ khí, luyện kim. 

Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành cơ khí,  ngành luyện kim, phát triển các sản phẩm cơ khí, cơ - điện tử trọng điểm, các sản  phẩm có hàm lượng công nghệ cao, kết hợp kỹ thuật cơ khí, tự động hóa, điện tử công nghiệp trên địa bàn tỉnh. 

2.2. Về công nghiệp hỗ trợ. 

Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển ngành  công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh. 

2.3.Về Công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản  làm vật liệu xây dựng và xi măng); 

- Chủ trì phối hợp các ngành liên quan tổ chức thực hiện quy hoạch tham  dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản sau khi được phê duyệt  theo thẩm quyền; 

- Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn, định mức kỹ thuật- kỹ thuật, công nghệ, an toàn vệ sinh trong khai thác mỏ và chế biến khoáng sản trên  địa bàn tỉnh; 

2.4. Về hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp. 

- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành hoá  chất, vật liệu nổ công nghiệp. 

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra và xử lý các vi phạm  pháp luật về quản lý, sử dụng, bảo quản, kinh doanh và vận chuyển hóa chất, vật  liệu nổ công nghiệp theo quy định của pháp luật; 

- Thẩm định cấp giấy phép sử dụng VLNCN trên địa bàn theo quy định của  pháp luật.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra và xử lý các vi phạm  pháp luật về quản lý, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hoá chất, tiền chất theo quy  định của pháp luật. 

- Triển khai thực hiện các nội dung quản lý bảo vệ môi trường trong lĩnh  vực công thương theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện quy hoạch và các  chính sách bảo vệ môi trường.

2.5. Công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác 

- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành sau  khi được phê duyệt, gồm: Dệt - may, da giầy, sành sứ, thủy tinh, nhựa rượu, bia,  nước giải khát, sản phẩm sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến từ tinh  bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa đựng và các sản phẩm khác; 

- Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng  sản phẩm công nghiệp, an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường công nghiệp; an  toàn thực phẩm từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản đối với các loại rượu, bia,  nước giải khát, sản phẩm sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến từ bột,  tỉnh bột, bánh, mứt, keo bao bì chứa đựng và các sản phẩm khác. 

2.6. Về Khuyến công. 

- Triển khai chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công tại địa phương đối  với các hoạt động thực hiện bằng nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và hoạt  động thực hiện bằng nguồn kinh phí khuyến công địa phương; 

- Tổ chức thẩm định, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, quyết toán kinh phí  các đề án khuyến công trên địa bàn tỉnh. 

- Hướng dẫn các tổ chức, các nhân triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công tại địa phương, bao gồm các hoạt động thực hiện bằng  nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và các hoạt động thực hiện bằng nguồn  kinh phí khuyến công địa phương; 

- Tổng hợp, báo cáo và cung cấp thông tin tài liệu liên quan thực hiện đề án, kế hoạch, chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh. 

2.7. Về Cụm công nghiệp. 

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách phát triển cụm công  nghiệp và tổ chức thực hiện sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; 

- Thẩm định hồ sơ thành lập, bổ sung, mở rộng cụm công nghiệp, thành lập Trung tâm phát triển cụm công nghiệp cấp huyện; tham gia ý kiến về dự án  đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp và các dự án đầu tư xây dựng  công trình trong cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật; 

- Hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút đầu tư,  xuất nhập khẩu, thuế, tài chính, lao động và xây dựng hạ tầng kỹ thuật, giải phóng mặt bằng, di chuyển cơ sở sản xuất, xây dựng mới cụm công nghiệp trên địa bàn  tỉnh; 

- Theo dõi kiểm tra, và đánh giá và tổng hợp, báo cáo tình hình quy  hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng và hoạt động của cụm công nghiệp trên địa bàn  tỉnh; 

 2.8. Về Tiểu thủ công nghiệp 

Tổ chức thực hiện chương trình, đề án, cơ chế, chính sách, kế hoạch phát  triển các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức kinh tế tập thể trên địa  bàn. 

 2.9. Thẩm định các dự án Công thương. 

Thẩm định, tham gia ý kiến, tham mưu quản lý chất lượng các dự án  thuộc lĩnh vực thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của phòng theo quy định của  pháp luật. 

2.10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở giao theo quy định của  pháp luật. 

- Thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống cháy nổ vệ sinh ATLĐ, Hội đồng  khoa học cải tiến kỹ thuật ngành Công Thương 

- Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác phòng chống cháy nổ vệ sinh an  toàn lao động ngành Công Thương theo quy định của pháp luật. 

 - Tổ chức thực hiện các biện pháp cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học tiến  bộ kỹ thuật vào sản xuất trong ngành Công Thương. 

5. Phòng Quản lý Thương mại.
- Trưởng phòng: Dương Hương Lan
+ Di động: 0983037419
+ Địa chỉ thư điện tử: dhlan.sct@hagiang.gov.vn

 

 - Phó phòng: Lại Trần Hà

 + Di động: 0915.585.173

+ Địa chỉ thư điện tử: ltha.sct@hagiang.gov.vn

 

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ:

1. Chức năng 

Phòng Quản lý Thương mại là phòng chuyên môn thuộc sở, có chức năng  tham mưu cho Lãnh đạo Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực  Thương mại; Thương mại điện tử, xúc tiến thương mại, cạnh tranh, chống bán  phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hội nhập quốc  tế, công tác đối ngoại,.. 

2. Nhiệm vụ, quyền hạn 

2.1. Thương mại nội địa 

- Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách  quản lý mạng lưới kết cấu hạ tầng thương mại bán buôn, bán lẻ, bao gồm: các loại  hình chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống các cửa hàng, hợp tác xã  thương mại, dịch vụ thương mại; hệ thống đại lý thương mại, nhượng quyền  thương mại, trung tâm logistic, kinh doanh hàng hoá dưới các hình thức khác theo  quy định của pháp luật và các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại khác. 

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực  hiện cơ chế, chính sách khuyến khích mở rộng mạng lưới kinh doanh, các tổ chức liên kết lưu thông hàng hoá, hình thành các kênh lưu thông hàng hoá ổn định từ sản xuất đến tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. 

- Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức việc thực hiện quy định về hàng hoá, dịch  vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện các mặt hàng:  Thuốc lá, rượu, xăng dầu, khí dầu mỏ hoá lỏng và các hàng hoá dịch vụ khác trên  địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Công  Thương. 

- Triển khai thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ phát  triển sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân vùng biên giới, miền núi, vùng  dân tộc và vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh (như cung cấp các mặt hàng thiết yếu,  hỗ trợ lưu thông hàng hoá và dịch vụ thương mại …). 

- Tổ chức hoạt động điều tiết lưu thông hàng hoá, đảm bảo cân đối cung  cầu và các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, bình ổn và  thúc đẩy thị trường nội tỉnh phát triển. 

2.2. Về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ 

- Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về cạnh tranh, chống bán  phá giá, chống trợ cấp và tự về bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trên địa  bàn tỉnh. 

- Phát hiện và kiến nghị các cơ quan có liên quan giải quyết theo thẩm  quyền về những văn bản ban hành có nội dung không phù hợp với pháp luật cạnh  tranh, chống bán phá giá, trợ cấp và tự vệ. 

- Đầu mối chủ trì hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đối  phó với các vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ từ nước ngoài; 

- Quản lý về các hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;

2.3. Về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 

- Tham mưu cho Lãnh đạo Sở ban hành các văn bản theo thẩm quyền hoặc  trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm  pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương. 

- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật bảo vệ quyền  lợi người tiêu dùng; tư vấn hỗ trợ nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người  tiêu dùng tại địa phương. 

- Thực hiện việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung  tại địa phương theo quy định của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. 

- Kiểm tra, giám sát hoạt động tổ chức xã hội, tổ chức hoà giải tranh chấp  giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh tại địa phương. 

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý hành vi vi phạm  quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền; 

2.4.Về thương mại điện tử

- Tham mưu xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính  sách, đề án, chương trình, kế hoạch thương mại điện tử nhằm phát triển hạ tầng  ứng dụng thương mại điện tử, phát triển nguồn nhân lực phục vụ quản lý thương  mại điện tử, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân ứng dụng thương mại điện tử trên địa bàn  tỉnh. 

- Thực hiện các nội dung quản lý nhà nước khác về thương mại điện tử theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Công Thương. 

2.5.Về Xúc tiến thương mại 

- Tổ chức thực hiện công tác quản lý Nhà nước về hoạt động xúc tiến  thương mại trên địa bàn tỉnh. 

- Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án  xúc tiến thương mại nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa  bàn tỉnh xây dựng và phát triển thương hiệu hàng Việt Nam; 

- Tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc đăng ký tổ chức hội chợ,  triển lãm thương mại, khuyến mại cho các thương nhân. 

2.6 Thẩm định, tham gia ý kiến, Quản lý chất lượng các dự án, sửa đổi, bổ sung, gia hạn và thu hồi các loại giấy phép, chứng nhận thuộc phạm vi trách  nhiệm quản lý của phòng theo quy định của pháp luật; 

2.7. Tổ chức thực hiện công tác quản lý quy hoạch, chính sách, chương  trình, kế hoạch, đề án xây dựng phát triển chợ trên địa bàn tỉnh, đánh giá công  nhận xã đạt tiêu chí về chợ theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông  thôn mới; 

2.8. Quản lý, theo dõi, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá  nhân hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp  luật; 

2.9. Hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm  pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các quy định  về phát triển thương mại; 

2.10. Thực hiện đăng ký dấu nghiệp vụ sử dụng trong chứng thư giám định  của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại trên địa bàn theo phân cấp; 

2.11. Phối hợp hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực thương  mại đối với Phòng Kinh tế thành phố và Phòng Kinh tế - Hạ tầng các huyện; 

2.12. Về xuất nhập khẩu 

- Tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, kế hoạch, chương trình, đề án  phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa; phát triển dịch vụ xuất khẩu, nhập  khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh. 

- Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp trong  nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thương nhân không có hiện diện tại Việt Nam; hoạt động của các văn phòng, chi nhánh của thương nhân nước  ngoài tại Việt Nam trên địa bàn tỉnh. 

- Dự thảo các chủ trương, chính sách, chương trình, biện pháp, quy định  cụ thể về phát triển kinh tế biên mậu trên địa bàn tỉnh. 

- Tham mưu Lãnh đạo Sở phối hợp các ngành hoặc báo cáo UBND tỉnh,  Bộ Công Thương các giải pháp giải quyết nhằm tháo gỡ khó khăn giúp doanh  nghiệp đẩy mạnh sản xuất và xuất nhập khẩu; 

2.13. Về Thương mại biên giới: 

- Tổ chức thực hiện chính sách phát triển thương mại biên giới trên địa bàn; - Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về phương thức mua  bán, trao đổi hàng hoá, kinh doanh thương mại biên giới trên địa bàn tỉnh; - Tổng hợp tình hình hoạt động các khu kinh tế cửa khẩu; các ban quản lý  cửa khẩu; kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, biện pháp đẩy mạnh thương mại  biên giới cho phù hợp với thực tế trên địa bàn. 

- Tham mưu lãnh đạo sở quản lý về hoạt động mua bán hàng hóa và các  hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; 

2.14. Về hội nhập kinh tế quốc tế: 

- Tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình hội nhập kinh tế quốc tế sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; 

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tuyên truyền, phổ biến,  hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch, chương trình, các quy định về hội nhập kinh  tế quốc tế của địa phương. 

2.15. Công tác đối ngoại, hợp tác kinh tế quốc tế 

- Triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch đối ngoại hàng năm của  tỉnh. 

- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đối ngoại của Sở: Tổ chức hội  đàm định kỳ, đột xuất với Cục Thương Vụ Châu Văn Sơn, Vân Nam và tỉnh  Quảng Tây, Trung Quốc; 

  6. Phòng Quản lý Năng lượng.
- Quyền Trưởng phòng: Nguyễn Văn Hải
+ Điện thoại cố định: 0219 3886331
+ Di động: 0904525515

+ Địa chỉ thư điện tử: nvhai.sct@hagiang.gov.vn

 


- Phó phòng: Đào Quang Hưng
+ Di động
: 0913288180

+ Địa chỉ thư điện tử: dqhung.sct@hagiang.gov.vn
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ:

1. Chức năng: 

Phòng Quán lý Năng lượng có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở  thực hiện chức năng Quản lý nhà nước về lưới điện, nguồn điện, điện nông thôn,  năng lượng mới, năng lượng tái tạo và các dạng năng lượng khác trên địa bàn  tỉnh; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm  tra trên các lĩnh vực điện năng được giao theo quy định. 

2. Nhiệm vụ, quyền hạn: 

2.1. Tổ chức thực hiện quản lý Nhà nước về quy hoạch, kế hoạch phát triển điện lực, phát triển việc ứng dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, sử dụng  năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh; 

2.2. Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển điện lực và các  dạng năng lượng khác phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;  Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện sau khi được phê duyệt; 

2.3. Theo dõi tình hình phát triển nguồn và lưới điện; tổ chức triển khai  thực hiện phương án giá điện trên địa bàn tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền  phê duyệt và các vấn đề khác liên quan đến quản lý hoạt động điện theo phân cấp; 

2.4. Tổ chức thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án xây dựng  phát triển mạng lưới điện nông thôn tại các xă trên địa bàn tỉnh, đánh giá công  nhận xã đạt tiêu chí về điện theo chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông  thôn mới; 

2.5. Tuyên truyền, phổ biến các văn bán quy phạm pháp luật cho các tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực; tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật về hoạt  động điện lực và sử dụng điện cho đơn vị điện lực tại địa bàn tỉnh; 

2.6. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về giám định, đăng ký, cấp giấy  phép, chứng chỉ, chứng nhận thuộc lĩnh vực được phân công; 

2.7. Phối hợp hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các văn bản  quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các  quy định về phát triển năng lượng sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên  truyên, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về lĩnh vực  năng lượng; 

2.8. Dự thảo các quyết định, chỉ thị, chỉ thị cá biệt thuộc thẩm quyền ban  hành của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực điện, năng lượng (dạng năng  lượng tái tạo); 

2.9. Tham mưu thẩm định, cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn và thu hồi các loại  giấy phép, chứng nhận thuộc lĩnh vực điện, năng lượng trên địa bàn theo quy định  của pháp luật; 

2.10. Quản lý kỹ thuật điện, giám sát điện năng 

- Thực hiện công tác kiểm tra chất lượng điện và giám sát điện năng. - Thực hiện kiểm tra việc tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng đối  với các công trình xây dựng chuyên ngành điện trên địa bàn tỉnh theo quy định. - Quản lý, kiểm tra các dự án nhiệt điện (nếu có) trên địa bàn tỉnh; 2.11. Giúp Giám đốc quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức  kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trong lĩnh vực năng lượng trên địa bản tỉnh theo  quy định của pháp luật;

2.12. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện chức năng  thanh tra, kiểm tra các tồ chức, cá nhân trong việc chấp hành quy định của Nhà  nước về lĩnh vực năng lượng, điện lực và kiến nghị các biện pháp xử lý đối với  các vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động năng lượng, điện lực trên  địa bàn;  

2.13. Thẩm định hoặc tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi  công và dự toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý  của phòng theo quy định của pháp luật; tham mưu cho Giám đốc Sở đề xuất với  UBND tỉnh cho phép các tổ chức, cá nhân đăng ký đầu tư các dự án điện độc lập  trên địa bàn tinh; 

2.14. Lập báo cáo theo định kỳ và đột xuất khi có yêu cầu về công tác quản  lý nhà nước về điện năng và các dạng năng lượng khác trên địa bàn. 2.15. Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và  Giám đốc Sở giao. 

     

 

 

 

Tin khác

Ban Giám Đốc Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến công thương Hà Giang (12/09/2014 17:13)

Các phòng ban chuyên môn TTKC - XTCT (12/09/2014 16:56)

xem tiếp