Thứ sáu, Ngày 3 Tháng 5 Năm 2024

Khuyến công

Gửi Email In trang Lưu
“Tiếp sức” phát triển công nghiệp nông thôn

11/03/2024 00:00

Được ví như “bà đỡ” mát tay, các chương trình, đề án khuyến công quốc gia (KCQG) và khuyến công địa phương (KCĐP) đang hỗ trợ đắc lực, “tiếp sức” giúp các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất, kinh doanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị, tạo ra nhiều sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Năm 2023, có 5 đề án KCĐP được hỗ trợ gồm: Đề án mua sắm máy móc, trang thiết bị vào sản xuất chế biến chè của HTX Nậm Nịch (Vị Xuyên); đề án mua sắm máy móc, trang thiết bị vào sản xuất chế biến chè của hộ kinh doanh Phan Thế Độ, thị trấn Vĩnh Tuy (Bắc Quang); đề án mua sắm máy móc, trang thiết bị vào sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ của hộ kinh doanh Đỗ Văn Ly và Phan Văn Việt, thị trấn Việt Quang (Bắc Quang); đề án mua sắm máy móc, trang thiết bị vào sản xuất gỗ băm dăm của HTX Rau Quả Sơn, thị trấn Vĩnh Tuy (Bắc Quang). Các cơ sở sau khi được hỗ trợ đều đầu tư thêm trang thiết bị, máy móc hiện đại, nâng cao năng suất và sản lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Theo đánh giá của lãnh đạo các cơ sở sản xuất thụ hưởng từ chương trình, nguồn hỗ trợ khuyến công rất cần thiết đối với các HTX, hộ kinh doanh, không chỉ giúp doanh nghiệp, HTX có thêm nguồn lực đầu tư, hiện đại hóa quy trình sản xuất, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng mà còn thể hiện sự quan tâm của các cấp, ngành, giúp các cơ sở sản xuất có thêm động lực để phát triển.

Các sản phẩm đặc sản của địa phương như: Chè, mật ong, dược liệu sẽ được chương trình khuyến công ưu tiên hỗ trợ trong năm 2024.
Các sản phẩm đặc sản của địa phương như: Chè, mật ong, dược liệu sẽ được chương trình khuyến công ưu tiên hỗ trợ trong năm 2024.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh công tác khuyến công, những năm qua tỉnh luôn quan tâm, có nhiều chương trình, giải pháp hiệu quả, hỗ trợ thiết thực cho các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất từ nguồn KCQG và KCĐP. Giai đoạn 2012 - 2023, Trung tâm Khuyến công tỉnh đã triển khai hỗ trợ trên 180 đề án KCQG, KCĐP với tổng kinh phí trên 28 tỷ đồng. Riêng năm 2023, đã triển khai 6 đề án và 1 nhiệm vụ chi quản lý chương trình đề án khuyến công với tổng kinh phí trên 1,6 tỷ đồng; trong đó, KCQG hỗ trợ 1 đề án nhóm cho 3 cơ sở công nghiệp nông thôn với tổng kinh phí 900 triệu đồng; KCĐP hỗ trợ 5 đề án và 1 nhiệm vụ chi quản lý chương trình đề án với tổng số kinh phí trên 746 triệu đồng. Nội dung hỗ trợ đa dạng và phong phú, trong đó tập trung vào các lĩnh vực, như: Hỗ trợ đào tạo nghề; hỗ trợ chuyển giao công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tư vấn thiết kế nhãn mác bao bì cho các cơ sở công nghiệp nông thôn trong sản xuất, chế biến chè xanh, đồ gỗ mỹ nghệ, gỗ rừng trồng, công nghiệp tiêu dùng trên địa bàn các huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên, thành phố Hà Giang; hỗ trợ đưa sản phẩm đi tham gia giới thiệu, quảng bá tại các hội chợ trọng điểm trong nước và quốc tế.

Qua đó, giúp trang bị cho các cơ sở sản xuất những thiết bị tiên tiến, hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng giá trị kinh tế của sản phẩm qua chế biến, cung ứng cho thị trường tiêu thụ sản phẩm an toàn và chất lượng. Các chính sách khuyến công góp phần quan trọng đối với quá trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh, giúp hình thành và phát triển các sản phẩm OCOP đạt chuẩn, trong đó nhiều sản phẩm có thương hiệu như chè Shan tuyết, mật ong Bạc hà, dược liệu và nhiều đặc sản địa phương đã phát triển mạnh từ sự hỗ trợ của nguồn khuyến công.

Năm 2024, tiếp tục được dự báo là năm có nhiều thuận lợi và thách thức đan xen, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất. Tiếp tục sứ mệnh đồng hành và hỗ trợ các cơ sở sản xuất, Trung tâm Khuyến công tỉnh sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả kế hoạch khuyến công năm 2024 theo phê duyệt, trong đó, lựa chọn doanh nghiệp, HTX và các sản phẩm đặc sản tiềm năng, thế mạnh của địa phương như: Chè, mật ong, chế tác đồ lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, chế biến thực phẩm sạch… để hỗ trợ sản xuất và xây dựng chất lượng tiêu chuẩn, vệ sinh ATTP cho từng sản phẩm; hỗ trợ phát triển mẫu mã bao bì sản phẩm theo hướng gia tăng giá trị và thân thiện với môi trường; lựa chọn những sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh đi quảng bá, xúc tiến, tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố trong và ngoài nước; bám sát các thế mạnh của địa phương và nhu cầu thị trường để hỗ trợ các đề án có trọng tâm, trọng điểm, để chương trình khuyến công thực sự mang lại hiệu quả, “tiếp sức” cho công nghiệp nông thôn phát triển mạnh mẽ.

https://baohagiang.vn

Tin khác

Tạo môi trường thuận lợi phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn (01/02/2024 08:00)

Đề án khuyến công điểm - “Cú huých” mạnh mẽ cho công nghiệp nông thôn (16/01/2024 07:40)

Công Thương khối địa phương: Chung sức đẩy nhanh tăng trưởng ngành (04/01/2024 09:19)

Nghị định 45/2012/NĐ-CP về khuyến công, đòn bẩy thúc đẩy công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh (20/12/2023 09:06)

Bộ Công Thương tổng kết 10 năm thi hành Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến công (15/12/2023 08:44)

Hoàn thành hỗ trợ 5 đề án Khuyến công địa phương (12/12/2023 07:35)

Bộ Công Thương sắp tổ chức 3 sự kiện lớn về khuyến công (08/12/2023 07:00)

Hội nghị Khuyến công các tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên: Tạo động lực mới (30/10/2023 09:00)

Chính sách khuyến công tạo đà cho doanh nghiệp thích nghi tình hình mới (06/10/2023 07:45)

Lào Cai: Đề xuất điều chỉnh chính sách khuyến công (14/09/2023 07:00)

xem tiếp