Thứ sáu, Ngày 26 Tháng 4 Năm 2024

Xúc tiên thương mại

Gửi Email In trang Lưu
Livestream kích cầu sản phẩm cam Vinh và đặc sản của Nghệ An

21/12/2021 13:00

Đây là lần thứ 2 Ngày hội livestream sản phẩm cam Vinh và đặc sản của Nghệ An được tổ chức bởi Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh Nghệ An, vào chiều ngày 19/12.

Theo Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh Nghệ An, không chỉ là cam, mà còn nhiều nông sản, đặc sản vùng miền của các địa phương sẽ được Livestream nhằm mục đích kết nối tiêu thụ sản phẩm qua các kênh truyền thông đa phương tiện như trên Fanpage của Đài phát thanh và truyền hình Nghệ An, các fanpage có nhiều lượt theo dõi. Qua đó, giúp quảng bá sâu rộng hình ảnh, chất lượng, giá trị của thương hiệu cam Vinh nói riêng và các đặc sản Nghệ An nói chung tới người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Livestream kích cầu sản phẩm cam Vinh và đặc sản của Nghệ An
Nhiều nông sản được giao dịch nhờ kết nối công nghệ

Ngoài các sản phẩm từ cam có thêm 9 sản phẩm đặc sản đến từ 11 doanh nghiệp đa dạng từ nông sản hay thực phẩm đã qua chế biến như: các sản phẩm từ Chanh Nam Kim, Tảo, các sản phẩm từ Sen, me Nam Nghĩa, các sản phẩm dược liệu từ công ty dược diệu Pù Mát, các sản phẩm mỳ sợi Thực phẩm hữu cơ An An Agri...

Chị Đặng Thị Tâm, Chủ tịch HĐQT Cty CP An An Agri – xã Diễn Thành huyện Diễn Châu - chuyên sản xuất bộ thực phẩm hữu cơ gắn với sinh kế bản địa cho hay, "Hôm nay là lần đầu tiên mình livestream bán hàng. Doanh nghiệp của mình đã thành lập từ năm 2019, lâu nay ngoài kênh bán hàng truyền thống, An An Agri luôn tập trung đẩy mạnh bán hàng trên các kênh thương mại điện tử lớn như, amazon, tiki, lazara, các hệ thống vinmart, bách hoá xanh… ".

Livestream giúp người bán có thể trực tiếp giải đáp thắc mắc của khách hàng, không bị giới hạn về khoảng cách, nên có thể mở rộng nhóm khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên bán hàng online đòi hỏi người bán phải đặc biệt chú trọng vào chất lượng sản phẩm.

Trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, và sự phát triển của các nền tảng số, càng thúc đẩy việc đưa cam Vinh và các nông sản lên các sàn thương mại điện tử. Đặc biệt, thời gian qua Trung tâm cũng đã làm việc với Vụ Thị trường trong nước, Vụ Thương mại điện tử và kinh tế số của Bộ Công Thương để triển khai ký kết với các sàn thương mại điện tử như Voso, Sendo hay Tiki để đưa cam Vinh và các nông sản địa phương lan tỏa hơn nữa.

Livestream kích cầu sản phẩm cam Vinh và đặc sản của Nghệ An

Các gian hàng giới thiệu sản phẩm, quy trình sản xuất, chế biến an toàn đến khách hàng qua hình thức livestream.

Ông Nguyễn Văn Nam - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Nghệ An chia sẻ, qua chương trình livestream trực tiếp, phía Trung tâm mong muốn định hướng cho các doanh nghiệp, trang trại, nhà vườn và cơ sở sản xuất nông sản chủ động nghiên cứu nhu cầu thị trường, lựa chọn đúng loại hàng hóa mục tiêu, từng bước hiện đại hóa công tác sản xuất, ứng dụng công nghệ để quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất an toàn, kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi bán ra thị trường. Đảm bảo nông sản được tiêu thụ trong chuỗi giá trị, đáp ứng được tiêu chuẩn trong nước và các nước nhập khẩu. Đặc biệt quan tâm, hướng dẫn sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn Global GAP, Organic, GMP…

Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh Nghệ An hy vọng mô hình kết nối online sẽ giúp giải quyết vấn đề tiêu thụ cam và các sản phẩm nông sản trong thời gian lâu dài. Từ đó, các sản phẩm phải tự hoàn thiện mình, bằng cách có đầy đủ chứng nhận an toàn thực phẩm được cấp bởi cơ quan chức năng, đảm bảo chất lượng sản phẩm tới tay người tiêu dùng được kiểm soát tốt theo phương châm “sạch từ nông trại tới bàn ăn”.

“Sự kiện là hoạt động thiết thực, của Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh Nghệ An phối hợp cùng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số trong hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trên kênh phân phối mới và tiếp cận phương thức bán hàng livestream cũng như từng bước xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm nông sản của địa phương trên môi trường số...”, ông Nguyễn Văn Nam nhấn mạnh.

Thông qua sàn thương mại điện tử, các doanh nghiệp, HTX, bà con nông dân sẽ mở rộng hơn kênh phân phối sản phẩm, có cơ hội kết nối trực tiếp với người bán và quảng bá thương hiệu nông sản cho chính mình, cho địa phương của mình.

Có thể khẳng định, sàn thương mại điện tử là một kênh truyền thông thực tế tốt, thông qua các sự kiện nông nghiệp số, các tỉnh có thể phát huy hết nguồn lực tiềm năng đối với các sản phẩm chủ lực của địa phương. Các sàn thương mại điện tử sẽ trở thành một địa chỉ tin cậy của người tiêu dùng trong cả nước trong mua sắm trái cây và sản phẩm nông sản địa phương. Đồng thời, trở thành một giải pháp tiêu thụ bền vững trên nền tảng số cho các mặt hàng nông sản, đặc sản địa phương.

https://congthuong.vn/

Tin khác

Hàng trăm tấn nông sản được tiêu thụ qua VinMart tại Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2021 (20/12/2021 08:15)

Kết nối thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau quả, nông sản phía Bắc (20/12/2021 08:00)

Sở Công thương mở các điểm bán cam hỗ trợ người dân (20/12/2021 07:40)

Đưa nông sản đặc trưng vươn xa (17/12/2021 07:10)

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại (16/12/2021 13:10)

Hà Giang: Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất, tiêu thụ nông sản (15/12/2021 08:00)

50 gian hàng tham gia Hội chợ Xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội 2021 (13/12/2021 08:15)

100 gian hàng tại Tuần hàng Việt huyện Thanh Trì: Đưa hàng Việt đến với người dân ngoại thành Hà Nội (13/12/2021 08:00)

Sắp diễn ra Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam năm 2021 (10/12/2021 07:00)

Nông dân Sơn La háo hức trải nghiệm livestream bán hàng ngay tại vườn (09/12/2021 07:40)

xem tiếp