Thứ tư, Ngày 24 Tháng 4 Năm 2024

Quản lý công nghiệp

Gửi Email In trang Lưu
Đẩy mạnh triển khai các giải pháp phục hồi hoạt động của các khu công nghiệp

04/10/2021 16:16

Đây là một trong những nội dung quan trọng được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2021 tổ chức ngày 2/10/2021 tại trụ sở Chính phủ.

Kịp thời thông tin vấn đề giá kit xét nghiệm Covid-19 tới dư luận

Vấn đề giá kit xét nghiệm là vấn đề dư luận đang được quan tâm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, làm rõ và kịp thời thông tin chính thức tới dư luận. Thủ tướng cũng đã nhiều lần nhấn mạnh yêu cầu công tác mua sắm và sử dụng trang thiết bị, vật tư phòng, chống dịch phải bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, tuân thủ đúng quy định pháp luật, tránh lãng phí, thất thoát, tiêu cực. Quan điểm của Chính phủ là xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nếu phát hiện vi phạm, công khai kết quả xử lý cho nhân dân.

Chính phủ luôn lắng nghe và trân trọng mọi ý kiến đóng góp, phản ánh, nhưng thông tin đưa ra phải chính xác, tránh những thông tin phỏng đoán, không có kiểm chứng, thiếu căn cứ, ảnh hưởng tới niềm tin và tinh thần đoàn kết, tác động tới tâm lý các lực lực lượng phòng, chống dịch. Trong lúc này, càng cần củng cố niềm tin, sự đoàn kết, đồng lòng, vào cuộc của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, động viên, khích lệ các lực lượng tuyến đầu”- Thủ tướng nhấn mạnh.

 Liên quan đến vấn đề giá kit xét nghiệm Covid-19 trong thời gian vừa qua, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2021 được tổ chức ngay sau Phiên họp Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thông tin trong thời gian vừa qua, Bộ Y tế đã yêu cầu các đơn vị cung ứng xét nghiệm đảm bảo tính công khai, minh bạch; tạo điều kiện cho các đơn vị đăng ký bảo đảm tính cạnh tranh về giá cả. Đến nay Bộ Y tế đã cấp phép cho 97 test xét nghiệm, trong đó có 35 test xét nghiệm PCR và 39 test xét nghiệm kháng nguyên để bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh trong vấn đề cung ứng test Covid-19 phục vụ các doanh nghiệp và địa phương.

Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị cung cấp sinh phẩm xét nghiệm hằng tuần cập nhật công khai giá trên Cổng thông tin giá của Bộ Y tế để đảm bảo tính công khai minh bạch, tạo điều kiện cho các đơn vị đăng ký, tạo ra sự lành mạnh”- Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết.

Trong thời gian vừa qua, lãnh đạo Bộ Y tế đã có rất nhiều công điện, văn bản chỉ đạo nghiêm cấm các hành vi tiêu cực trong việc mua sắm sinh phẩm xét nghiệm, lợi ích nhóm trong vấn đề này. Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo Sở Y tế, Thanh tra tỉnh tích cực kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc đấu thầu, mua sắm trang thiết bị; thanh tra, kiểm tra các cơ sở cung cấp dịch vụ xét nghiệm để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Cùng đó Bộ Y tế cũng đã thành lập Đoàn kiểm tra do Thanh tra Bộ làm trưởng đoàn đi kiểm tra các tỉnh mà Bộ Y tế cho rằng cần thanh tra trước để xem xét, chấn chỉnh.

Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, Bộ Y tế cùng với lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương đã có nhiều chương trình làm việc với hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp FDI. Đối với các doanh nghiệp có một trường hợp F0 ở một phân xưởng, Bộ hướng dẫn là không phải đóng cửa cả nhà máy mà khoanh vùng phân xưởng, đưa trường hợp F0 đi cách ly điều trị y tế. Tiến hành sàng lọc đưa các trường hợp F1 đi cách ly, tiến hành khử khuẩn phân xưởng. Sau 24 giờ có thể đưa lực lượng mới, được kiểm soát, quay trở lại làm việc. Đồng thời tiến hành tiêm chủng mở rộng ở phân xưởng đó để doanh nghiệp tiếp tục ổn định và phát triển.

Đối với Chỉ thị 15, 16, Bộ Y tế cùng các bộ, ngành Trung ương đang tiến hành rà soát, đánh giá lại. Với tình hình dịch bệnh hiện nay trong điều kiện mới, Bộ Y tế sẽ nghiên cứu và tham mưu để có báo cáo cụ thể trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét có thể sửa đổi, bổ sung hoặc có Chỉ thị mới thay thế Chỉ thị 15, 16”- Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.

Triển khai các giải pháp phục hồi hoạt động tại các khu công nghiệp

Thông báo nội dung phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2021, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, tại Phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; trong đó cần tập trung xây dựng, hoàn thiện Chiến lược khôi phục và phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới đồng bộ với Chiến lược tổng thể phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Thủ tướng cho rằng, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh hiện nay, chỉ có sự lựa chọn tối ưu, không có sự lựa chọn hoàn hảo.

Các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, mở lại các hoạt động sản xuất kinh doanh, giao thông, lưu thông hàng hóa, du lịch, giáo dục đào tạo... theo lộ trình từng bước”- Bộ trưởng Trần Văn Sơn thông tin.

Phối hợp linh hoạt chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ, tạo ổn định nền tảng kinh tế vĩ mô; kiểm soát tốt lạm phát, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Có chính sách kích thích nền kinh tế, đưa dòng tiền vào nền kinh tế đúng hướng. Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ các lĩnh vực kinh tế có rủi ro cao.

Chính phủ cũng yêu cầu bảo đảm lưu thông hàng hóa và đi lại của người dân thông suốt nội tỉnh và liên tỉnh, không để ách tắc, không để mỗi địa phương một kiểu; hướng dẫn công khai, rõ về các yêu cầu trong bảo đảm an toàn chống dịch và thống nhất trên toàn quốc để các địa phương thực hiện, từng doanh nghiệp, người dân dễ dàng tra cứu và tuân thủ.

Triển khai các giải pháp phục hồi hoạt động tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất...; tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp để giữ đơn hàng, duy trì chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, nỗ lực giành đơn hàng cho mùa cao điểm mua sắm cuối năm ở châu Âu, Bắc Mỹ, nhất là các ngành hàng chủ lực như dệt may, da giày…, các doanh nghiệp FDI. Tổ chức khai thác, tận dụng cơ hội từ các FTA để có giải pháp phát triển thị trường, tháo gỡ rào cản, thúc đẩy xuất khẩu.

Quang Lộc

Tin khác

Năm 2022: Tăng tốc các giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp (06/09/2021 09:25)

Đề xuất mới về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế (27/08/2021 13:48)

Bộ Công Thương tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh (27/08/2021 08:41)

Bộ Công Thương phê duyệt Danh sách “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2020 (19/08/2021 15:01)

Bộ Công Thương: Rà soát, sửa đổi quy định cản trở đầu tư, kinh doanh (19/08/2021 11:13)

Tuần lễ giới thiệu nông sản an toàn và sản phẩm OCOP huyện Đồng Văn (18/08/2021 14:26)

Lý Chàn Tòng làm giàu từ cây chè Shan tuyết (16/08/2021 08:21)

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Quốc Khánh: Quản Bạ cần khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, nhất là du lịch và nông nghiệp (16/08/2021 08:15)

Thực hiện Lộ trình hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành Công Thương đến năm 2025 đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định số 3263/QĐ-BCT ngày 07 tháng 9 năm 2018 (sau đây gọi tắt là Lộ trình), Bộ Công Thương đã tập trung nguồn lực triển khai đồng bộ tất cả các nhóm giải pháp đã được nêu trong Lộ trình. (11/08/2021 08:12)

Nhiều khó khăn trong xuất khẩu nông lâm thủy sản những tháng cuối năm (05/08/2021 09:22)

xem tiếp