Thứ năm, Ngày 18 Tháng 4 Năm 2024

Quản lý công nghiệp

Gửi Email In trang Lưu
Bộ Công Thương: Rà soát, sửa đổi quy định cản trở đầu tư, kinh doanh

19/08/2021 11:13

Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ Công Thương đã chủ động rà soát các quy định vướng mắc gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, cũng như kịp thời ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

 Ban hành cơ chế phù hợp

Trong Chương trình công tác của Chính phủ năm 2021, Bộ Công Thương được giao xây dựng, trình 8 Nghị định, trong đó có 3 Nghị định thuộc Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2021 của Bộ Công Thương và 4 Nghị định ngoài Chương trình này. Đến nay, Bộ Công Thương đã trình 1 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử; có 2 Nghị định do Cục Hóa chất chủ trì xây dựng. Đối với các văn bản còn lại, Bộ Công Thương đang nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo để đảm bảo trình Chính phủ theo đúng tiến độ được giao.

Đặc biệt, theo Vụ Pháp chế, công tác rà soát các Luật, Nghị định, Thông tư do Bộ Công Thương chủ trì để đề xuất sửa đổi, ban hành văn bản mới thay thế và rà soát nhận diện đầy đủ các tồn tại, hạn chế của quy định pháp luật trước tác động mạnh mẽ, dài hạn của đại dịch Covid-19 đã được đẩy mạnh. Trong đó, đã rà soát các quy định của pháp luật trong lĩnh vực dầu khí và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để phục vụ cho việc xây dựng Luật về hai lĩnh vực này. Đồng thời, Bộ đã có đề xuất lộ trình hoàn thiện pháp luật giai đoạn 2021-2025 đối với các lĩnh vực: Thương mại, dầu khí, cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, điện lực, hóa chất, công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp hỗ trợ, phòng vệ thương mại, thương mại điện tử; quản lý, phát triển cụm công nghiệp; quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa…

Đi vào hiệu quả, thực chất

Tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, vì vậy, đại diện Vụ Pháp chế cho biết, trong các tháng cuối năm 2021, một trong các nhóm nhiệm vụ ưu tiên thực hiện đó là tiếp tục rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật gây vướng mắc, ách tắc, cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh và đời sống xã hội.

Theo đó, Vụ Pháp chế sẽ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2025 và Quyết định số 1371/QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương nghiên cứu cắt giảm, đơn giản hóa các quy định và cắt giảm chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh; kiểm soát chặt chẽ việc ban hành văn bản có quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trên cơ sở các quy định pháp luật; ngăn chặn việc phát sinh những quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp và gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người dân.

Tuy nhiên, để các hoạt động hoàn thiện thể chế ngày càng hiệu quả, thực chất, đi vào chiều sâu, Vụ Pháp chế - đề nghị, các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ cần đẩy mạnh các hoạt động nhằm tăng cường sự tương tác giữa cơ quan quản lý nhà nước với người dân và doanh nghiệp; tiếp nhận kịp thời những phản hồi của người dân, doanh nghiệp trong quá trình thực thi chính sách. Qua đó góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải thiện hoạt động quản lý nhà nước trong ngành trên tinh thần phục vụ theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Công Thương tiếp tục quán triệt nguyên tắc "đơn giản hóa, thông thoáng và tạo thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp" trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật .

Hoa Quỳnh

https://congthuong.vn/

Tin khác

Tuần lễ giới thiệu nông sản an toàn và sản phẩm OCOP huyện Đồng Văn (18/08/2021 14:26)

Lý Chàn Tòng làm giàu từ cây chè Shan tuyết (16/08/2021 08:21)

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Quốc Khánh: Quản Bạ cần khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, nhất là du lịch và nông nghiệp (16/08/2021 08:15)

Thực hiện Lộ trình hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành Công Thương đến năm 2025 đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định số 3263/QĐ-BCT ngày 07 tháng 9 năm 2018 (sau đây gọi tắt là Lộ trình), Bộ Công Thương đã tập trung nguồn lực triển khai đồng bộ tất cả các nhóm giải pháp đã được nêu trong Lộ trình. (11/08/2021 08:12)

Nhiều khó khăn trong xuất khẩu nông lâm thủy sản những tháng cuối năm (05/08/2021 09:22)

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng với phương án “3 tại chỗ” (03/08/2021 09:13)

Ứng dụng công nghệ để an toàn mạng lưới điện trong mùa mưa bão (27/07/2021 09:15)

Nhiều thách thức với mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ (23/07/2021 10:18)

Yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường (23/07/2021 10:05)

Cần có chính sách nhất quán để bảo vệ ngành thép sản xuất trong nước (23/07/2021 09:48)

xem tiếp