Thứ năm, Ngày 25 Tháng 4 Năm 2024

Chè Shan tuyết

Gửi Email In trang Lưu
Nhân ngày Trà thế giới 21.5: Người Việt uống trà Việt

21/05/2021 14:09

21.5 là ngày của Trà thế giới, Hiệp hội Chè Việt Nam, người sản xuất trà, hội nhóm yêu trà, những người uống trà... lập chương trình hưởng ứng dành cho ngành trà Việt với tên gọi: “Vì sức khỏe gia đình tôi yêu”.

Trà shan tuyết Hà Giang

 Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới (FAO) của Liên Hiệp Quốc chọn ngày 21.5 là ngày Trà thế giới, bởi nhiều lý do, có thể rút gọn rằng: Trà không chỉ là loại cây công nghiệp lâu đời nhất thế giới, là thức uống được tiêu thụ nhiều nhất thế giới. Ở xã hội hiện đại, ngành trà là thành tố góp phần giảm nghèo cùng cực và chấm dứt nạn đói, bởi tạo ra việc làm, nguồn thu nhập và cải thiện sinh kế của cộng đồng tham gia sản xuất và kinh doanh trà. Ở một số quốc gia, trà còn góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ bởi họ là nhân tố trực tiếp tham gia quy trình chăm sóc, thu hái, sản xuất, chế biến, tiếp thị trà đến người tiêu dùng.

Chú trọng vấn đề trà sạch

Việt Nam cũng là quốc gia tiêu thụ trà lớn. Mỗi người Việt sử dụng trung bình 0,47 kg trà/năm, tương đương 45.000 tấn, đạt giá trị doanh thu nội tiêu 7.245 tỉ đồng (315 triệu USD). Trong khi đó, mức xuất khẩu là 185.000 tấn, nhưng chỉ đạt 225 triệu USD (thống kê năm 2020, Hiệp hội Chè Việt Nam). Sở hữu vùng nguyên liệu trà công nghiệp dồi dào với hơn 110.000 ha, đặc biệt là hơn 20.000 ha trà Shan tuyết cổ thụ với những cây trà đã được khoa học xác định là cây di sản, có độ tuổi trung bình từ 600 đến hơn 1.000 năm, nhưng cả hai nguồn tài nguyên này thực sự chưa được khai thác đúng với giá trị vốn có.
Ngành trà công nghiệp 5 năm trở lại đây đã có nhiều chuyển biến tích cực trong kỹ thuật gieo trồng, chế biến, khoanh vùng nguyên liệu, tạo vùng nguyên liệu an toàn, sản xuất có trách nhiệm, đặc biệt chú trọng vấn đề trà sạch.
Ngành trà đặc sản Shan tuyết cũng chuyển biến tích cực. Người làm trà từ các vùng nguyên liệu của Hà Giang, Sơn La, Yên Bái... đã từng bước làm chủ nguyên liệu, cho ra nhiều dòng sản phẩm vượt trội so với mặt bằng chung của ngành trà thế giới.
Nói về những thay đổi tích cực trong ngành trà Việt, ông Hoàng Vĩnh Long, Phó tổng thư ký, Chánh văn phòng Hiệp hội Chè Việt Nam, cho biết: “Thói quen uống trà Việt có từ lâu, nhưng từng có sự thay đổi trong tư duy tiêu dùng vì tính an toàn. Gần đây, các doanh nghiệp, hợp tác xã bắt đầu xây dựng thương hiệu trà sạch, tối thiểu là VietGAP. Nhờ những động thái như vậy người tiêu dùng an tâm hơn. Kỹ thuật làm trà cũng cải tiến, từ công nghệ sinh học là cây giống, đến công nghệ máy móc, rồi trách nhiệm các tổ chức, hội nhóm, doanh nghiệp đăng ký mã số vùng trồng để truy xuất nguồn gốc, quản lý vùng nguyên liệu, minh bạch trong sản xuất của người làm trà”.

Thức uống tác động trực tiếp đến sức khỏe

Là nước xuất khẩu trà lớn thứ 4, thứ 5 thế giới, sản xuất trà xanh lớn thứ 2 thế giới, người Việt có uống trà Việt? Thực tế vẫn tồn tại tâm lý sính ngoại trong tư duy tiêu dùng, sản phẩm trà nhập khẩu từ các nước quanh khu vực vẫn được ưa chuộng, bởi kinh doanh mang lợi nhuận cao, sản phẩm vào bằng đường tiểu ngạch nên giá cả thượng vàng hạ cám, đẹp về hình thức, nhưng chất lượng và nguồn gốc không ai dám đảm bảo.

thanhnien.vn

Tin khác

Giới thiệu chung về Chè Shan tuyết Hà Giang (18/07/2018 10:23)

Hợp tác xã chế biến chè Phìn Hồ (18/07/2018 10:19)

Hợp tác xã Tây Côn Lĩnh (18/07/2018 10:18)

Hộ kinh doanh Phan Thế Độ (18/07/2018 10:16)

Hợp tác xã Xuân Mai (18/07/2018 10:15)

Xưởng chế biến chè xanh Chiến Hảo (18/07/2018 10:13)

Hợp tác xã chế biến chè Hạnh Quang (18/07/2018 10:12)

Hợp tác xã Suối Vui (18/07/2018 10:10)

Công ty TNHH MTV ĐT&PT chè Quang Bình (18/07/2018 10:05)

HXT Thương mại Vận Tải Tuấn Băng (18/07/2018 09:28)

xem tiếp