Thứ sáu, Ngày 19 Tháng 4 Năm 2024

Quản lý thương mại

Gửi Email In trang Lưu
Bộ Công Thương: Triển khai hàng loạt giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

11/03/2020 14:15

Để triển khai hiệu quả các biện pháp nhằm bảo đảm nguồn cung hàng hóa cho thị trường theo đúng tinh thần Chỉ thị 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngay trong sáng nay (11/3), Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh ban hành Chỉ thị số 06 về việc tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của ngành Công Thương trước những diến biến mới của dịch bệnh COVID-19.

 

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trực tiếp đến Tổng Công ty May 10 lắng nghe và giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp. Ảnh: VGP.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã nhấn mạnh tinh thần chung của Bộ Công Thương ngay từ những ngày đầu khi dịch bệnh khởi phát tới nay là luôn bám sát diễn biến của dịch bệnh và tình hình thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để có chỉ đạo xử lý, bảo đảm 2 mục tiêu: Tham gia phòng chống dịch và tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

Cụ thể, đối với công tác tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp. Trong đó, Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp chịu trách nhiệm rà soát, đề xuất phương án cắt giảm phí, lệ phí đối với các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong phạm vi và lĩnh vực quản lý. Hoàn thành, gửi Bộ Tài chính trước ngày 15/3/2020 để tổng hợp xử lý chung.

Bộ trưởng yêu cầu Cục Điều tiết điện lực, Vụ Thị trường trong nước chưa thực hiện điều chỉnh tăng giá trong quý I và quý II năm 2020 đối với các mặt hàng là đầu vào cho sản xuất của doanh nghiệp do Nhà nước định giá như giá xăng dầu, giá điện.

Văn phòng Bộ, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; tập trung tái cấu trúc nghiệp vụ các thủ tục hành chính cấp độ 3, 4 tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia theo hướng cắt giảm mạnh chi phí và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Vụ Pháp chế đẩy mạnh đơn giản hóa, cắt giảm điều kiện kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, giải quyết khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.

Cục Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng và các cơ quan liên quan rà soát, báo cáo về thực trạng, nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào, đề xuất phương án tổ chức sản xuất và các giải pháp để đa dạng hóa, bảo đảm nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh và bảo đảm đủ nguồn cung cho hoạt động sản xuất trong nước. Báo cáo Chính phủ trong tháng 3/2020.

Cục Công nghiệp phối hợp với các địa phương, đề xuất biện pháp để phát triển mạnh các vùng sản xuất, các khu công nghiệp, khu kinh tế để chủ động hơn nguồn cung ứng nguyên liệu trong nước; đề xuất các chính sách để ưu đãi phù hợp, trước hết là đối với ngành dệt may, da giày và các ngành chịu ảnh hưởng lớn của dịch COVID-19; có cơ chế khuyến khích sản xuất linh kiện, sản phẩm trung gian trong nước thay thế nhập khẩu.

Vụ Thị trường trong nước dự báo nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế; đề xuất phương án tổ chức phân phối, lưu thông, cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; củng cố thị trường nội địa, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho hoạt động bán lẻ.

Cục Xuất nhập khẩu đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, đa dạng hóa các thị trường xuất, nhập khẩu và tìm thị trường mới; tích cực khai thác cơ hội của các Hiệp định thương mại tự do (FTA); chuẩn bị các điều kiện cần thiết, chủ động triển khai các kế hoạch, giải pháp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.

Đồng thời, Cục Xuất nhập khẩu chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan tiếp tục bảo đảm thông quan, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa; phối hợp, hỗ trợ các tỉnh biên giới để hoạt động thông quan hàng hóa được thuận lợi.

Vụ Kế hoạch đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư, khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư, giao hết kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2020 ngay trong tháng 3 năm 2020; đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công còn lại của năm 2019 và năm 2020 (bao gồm vốn ODA).

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Công nghiệp; Vụ Dầu khí và Than tập trung chỉ đạo sớm hoàn thành các dự án công nghiệp quy mô lớn, góp phần tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, trong đó có Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, Dự án Nhiệt điện Long Phú I, Dự án Nhiệt điện Sông Hậu I; các dự án điện, khí, năng lượng tái tạo, hệ thống truyền tải điện; đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn 2045; xử lý theo thẩm quyền hoặc kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện; không được để thiếu điện cho sản xuất và đời sống trong giai đoạn 2021 - 2025.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ trì thực hiện tốt công tác phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp liên ngành. Phối hợp, tham gia cùng các đơn vị liên quan của Ngân hàng Nhà nước để triển khai các biện pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; các chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ, nhất là phí thanh toán trực tuyến đối với các dịch vụ hành chính công.

Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp chủ trì, phối hợp, tham gia ý kiến với Bộ Tài chính về vấn đề gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất; vấn đề miễn, giảm thuế, phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Cục Xuất nhập khẩu chủ trì, phối hợp, tham gia cùng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giao thông vận tải để đề xuất các biện pháp giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp.

Tổng Cục Quản lý thị trường yiếp tục thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Chỉ thị số 04/CT-BCT ngày 31/1/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về tăng cường các giải pháp ứng phó với dịch COVID-19. Tăng cường công tác quản lý thị trường và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là các hành vi đầu cơ, găm hàng, nâng giá để trục lợi, đặc biệt là đối với các mặt hàng phục vụ phòng chống dịch và các nhu yếu phẩm phục vụ đời sống nhân dân. Xác định đây là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng trong giai đoạn hiện nay và phải được toàn bộ lực lượng Quản lý thị trường ưu tiên thực hiện với quyết tâm cao nhất.

 

Theo Chính phủ.vn

Tin khác

Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại (06/03/2020 09:29)

Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 2 giảm gần 14% so với tháng trước (04/03/2020 22:06)

CPI tăng cao nhất trong 7 năm (02/03/2020 08:51)

Hàng hóa đã bớt ùn ứ tại các cửa khẩu phía Bắc (28/02/2020 08:23)

Tăng xuất khẩu trong năm đầu thực thi CPTPP (28/02/2020 08:20)

Ngành Công Thương tăng giải pháp thúc đẩy phát triển hàng Việt (20/02/2020 14:05)

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU - Bài 1: Đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng (13/02/2020 09:14)

Nhiều cặp chợ biên giới Việt - Trung sẽ giao dịch từ ngày 9/2 (03/02/2020 08:29)

Bộ Công Thương: Nhanh chóng vào cuộc đảm bảo cung cầu hàng hóa Tết (31/12/2019 08:48)

Mở rộng thị trường kết nối các sản phẩm OCOP (17/12/2019 22:00)

xem tiếp