Thứ sáu, Ngày 26 Tháng 4 Năm 2024

Thị trường trong nước

Gửi Email In trang Lưu
Bộ Công Thương: Cân đối nguồn cung thịt lợn, góp phần bình ổn thị trường

10/03/2020 08:55

Trong bối cảnh nguồn cung thịt lợn trong nước chưa ổn đỉnh do tác động của dịch tả lợn châu Phi chưa được khắc phục hoàn toàn, dịch Covid- 19 phát sinh và diễn biến ngày càng phức tạp, Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã đề nghị Thương vụ Việt Nam tại các quốc gia, trao đổi với các Hiệp hội và các doanh nghiệp xuất khẩu thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn có uy tín ở nước sở tại, đẩy mạnh hoạt động kết nối với các doanh nghiệp của Việt Nam, góp phần đa dạng nguồn cung nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước.

 

Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT))- cơ quan cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật nhập khẩu, tính đến hết tháng 2/2020, Việt Nam đã nhập khẩu 65.865 tấn thịt các loại, trong đó thịt lợn và sản phẩm thịt lợn các loại đạt 13.816 tấn, chiếm 21% tổng lượng thịt nhập khẩu, tăng 150% so với cùng kỳ năm 2019. Cơ cấu chủng loại thịt lợn nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu là thịt cốt-lết, thịt cắt miếng, chân giò, móng giò, xương…, từ các nước có ngành chăn nuôi phát triển như: Canada chiếm 33,1%; Đức chiếm 25,4%; Brazil chiếm 16,1%; Ba Lan chiếm 15,8%, Hoa Kỳ chiếm 7,8%... Thịt lợn nhập khẩu từ các nước vào Việt Nam hiện đều đang chịu thuế MFN với thịt đông lạnh là 10%, với thịt tươi và ướp lạnh là 25%. Đối với các nước đã có FTA với Việt Nam như Austraylia, New Zealand, Nhật Bản, Liên bang Nga, Mexico... mức thuế nhập khẩu vào khoảng từ 3 - 21%.

bo cong thuong can doi nguon cung thit lon gop phan binh on thi truong
Bộ Công Thương: Cân đối nguồn cung thịt lợn, góp phần bình ổn thị trường

Về công tác bình ổn cung cầu trong nước, Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho hay, ngay từ thời điểm sau Tết Nguyên đán, khi dịch tả lợn châu Phi vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn và dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi rút Corona (Covid- 19) đang phát sinh, diễn biến ngày càng phức tạp tại Trung Quốc, để góp phần bình ổn nguồn cung và giá thịt lợn tại thị trường trong nước, Cục Xuất nhập khẩu đã đề nghị Thương vụ Việt Nam tại các quốc gia, vùng lãnh thổ chủ động tổ chức làm việc, trao đổi với Hiệp hội và các doanh nghiệp xuất khẩu thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn có uy tín ở nước sở tại để cung cấp thông tin và kết nối với các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam nhằm tổ chức hoạt động kết nối giao thương một cách thành công, hiệu quả. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) trong hoạt động nhập khẩu để đa dạng hóa nguồn cung thịt lợn, đảm bảo phù hợp với cam kết quốc tế và diễn biến cung cầu trong nước tùy từng thời điểm.

Ngoài ra, Cục cũng thường xuyên trao đổi, làm việc với các Sở Công Thương và lực lượng Quản lý thị trường tại khu vực biên giới thực hiện nghiêm các biện pháp tăng cường kiểm soát việc vận chuyển, mua bán trái phép lợn sống và các sản phẩm từ lợn qua biên giới trên địa bàn; theo dõi sát diễn biến hoạt động thương mại và trao đổi cư dân biên giới đối với hàng hóa nông, thủy sản nói riêng cũng như đối với lợn sống và các sản phẩm từ thịt lợn để phối hợp với cơ quan chức năng (Hải quan, Biên phòng, Thú y...) trên địa bàn chủ động ứng phó với hiện tượng vận chuyển, mua bán trái phép, chống đầu cơ, tích trữ, gây bất ổn đến tình hình thị trường trong nước cũng như đảm bảo an toàn tuyệt đối trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid- 19.

Bên cạnh đó, ngay sau khi nhận được thông tin dịch bệnh Covid-19 đã quay trở lại Việt Nam, đặc biệt là có dấu hiệu lan nhanh tại thành phố Hà Nội, Bộ Công Thương đã có công văn gửi các doanh nghiệp phân phối như hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích... trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng cường nguồn cung hàng hóa, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, trong đó có thịt lợn; đồng thời có phương án điều tiết nguồn hàng từ các nhà cung cấp, từ các điểm bán hàng trên cả nước để tăng lượng cung ứng cho các địa phương có nhu cầu. Việc các doanh nghiệp cùng chung tay với cơ quan quản lý nhà nước trong công tác cân đối nguồn cung thịt lợn trong thời điểm hiện nay sẽ góp phần không nhỏ để khơi thông chuỗi sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm hàng hóa nói chung và thịt lợn nói riêng để tránh tình trạng “găm hàng, tăng giá”, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục tăng cường các hoạt động truyền thông về giá cả, nguồn cung, sử dụng các thực phẩm thay thế cho thịt lợn và sử dụng sản phẩm thịt lợn đông lạnh thay cho thịt “nóng” nhằm tránh tình trạng thiếu thông tin và gây bất ổn thị trường; đồng thời, cũng đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan như Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức nhiều đoàn làm việc với một số địa phương trọng điểm nhằm bàn các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường các mặt hàng nông sản, trong đó chú trọng đến mặt hàng thịt lợn.

Bộ NN&PTNT dự báo tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân năm 2020 đạt khoảng 4%, sản lượng thịt các loại ước đạt khoảng 5,5 triệu tấn, trong đó thịt lợn đạt khoảng 64 - 67%, tương đương tăng 8,8% so với năm 2019. Tại vùng chăn nuôi lợn trọng điểm của tỉnh Hà Nam, nhiều hộ chăn nuôi đã bắt đầu tái đàn trở lại. Tính đến hết ngày 2/3/2020, tổng đàn lợn cả nước đạt 24 triệu con, bằng 77% so với tổng đàn lợn trước khi có dịch (khoảng 31 triệu con vào tháng 12/2018).

Theo Báo Công Thương điện tử

Tin khác

Bộ trưởng Công Thương: 'Hàng hoá không thiếu, người dân cần bình tĩnh' (08/03/2020 08:08)

Giá thịt lợn bất ngờ tăng trở lại (02/03/2020 13:04)

Dịch tả lợn châu Phi khiến tiêu dùng thịt lợn giảm 14,6% đến 25% (20/02/2020 14:09)

Đưa giá thịt lợn xuống mức hợp lý (19/02/2020 08:45)

Giá thanh long, dưa hấu tăng trở lại (19/02/2020 08:37)

Nhiều doanh nghiệp hạ giá heo hơi để bình ổn thị trường (18/02/2020 08:30)

Xăng dầu tiếp tục giảm giá mạnh (14/02/2020 15:32)

Tăng cường bình ổn giá các mặt hàng chống dịch (11/02/2020 16:32)

Thịt lợn "hạ nhiệt" (13/01/2020 08:43)

Ngăn chặn “vòi” hàng giả, hàng nhái trên thương mại điện tử (13/01/2020 08:39)

xem tiếp