Thứ tư, Ngày 24 Tháng 4 Năm 2024

Quản lý Xuất nhập khẩu

Gửi Email In trang Lưu
Thêm 47 thương nhân đủ điều kiện xuất khẩu gạo

05/01/2020 10:04

Sau hơn 1 năm thực thi Nghị định số 107/2018/NĐ-CP với những cải cách, tư duy mới, Bộ Công Thương đã cấp thêm 47 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, nâng con số thương nhân xuất khẩu gạo lên 182 thương nhân.

 Đây là bước tiến mới về thể chế theo hướng mở, xây dựng thể chế kiến tạo, minh bạch, tạo thuận lợi cho thương nhân khi gia nhập thị trường xuất khẩu gạo nhằm phát triển ổn định, bền vững ngành sản xuất, xuất khẩu gạo, nâng cao tính cạnh tranh của thương nhân và sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới.

 

Theo Bộ Công Thương, hiểu được tầm quan trọng của văn bản này, ngày 1/10/2018, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 30/2018/TT-BCT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP.

 

Nghị định số 107/2018/NĐ-CP và Thông tư số 30/2018/TT-BCT có nhiều điểm mới thể hiện tư duy đổi mới trong quản lý của Chính phủ, của Bộ Công Thương về kinh doanh xuất khẩu gạo.

 Cụ thể như loại bỏ quy định về địa bàn đầu tư xây dựng, quy mô kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo; thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, khuyến khích thương nhân đầu tư sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng gạo có chất lượng, giá trị cao; thương nhân có thể thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh…

 Các thương nhân xuất khẩu gạo của Việt Nam đã và đang tiếp tục góp phần đưa những “hạt ngọc trời” của Việt Nam với chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đến hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

 Mặc dù, trong những năm gần đây, khi nhiều nước nhập khẩu gạo đã có những sự thay đổi sâu sắc về chính sách đối với mặt hàng lúa gạo theo hướng thị trường thuộc về người mua, trong hoạt động điều hành xuất khẩu gạo, đối với các đợt thầu G2P (đấu thầu quốc tế cho tất cả các nhà cung cấp các nước tham gia), chủ trương của Bộ Công Thương là cho phép tất cả các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo được tham gia và kịp thời công bố thông tin về các đợt đấu thầu của các nước trên các phương tiện thông tin đại chúng và qua Hiệp hội Lương thực Việt Nam tới các thương nhân.

 Trong bối cảnh rủi ro thị trường cao, song song với việc thông tin về các đợt đấu thầu, Bộ Công Thương cũng luôn chủ động cung cấp thêm thông tin về tình hình cung cầu gạo trong nước và thế giới, cảnh báo tới các thương nhân để các thương nhân có quyết định bỏ thầu đúng đắn, bảo đảm hiệu quả xuất khẩu gạo và uy tín xuất khẩu gạo của Việt Nam.

 Đặc biệt, Bộ Công Thương đã chủ trương đa dạng hóa, đổi mới các hình thức xúc tiến thương mại mặt hàng gạo, chú trọng các thị trường trọng điểm, truyền thống, mới, tiềm năng và theo từng chủng loại gạo đặc thù.

 Điều này đã góp phần giúp các thương nhân Việt Nam tìm kiếm, xây dựng quan hệ giao thương bền vững với các đối tác nước ngoài có uy tín, đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định, mang tính lâu dài.

Theo Báo chính phủ

Tin khác

Năm 2020, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 300 tỷ USD (31/12/2019 08:50)

Kim ngạch xuất nhập khẩu cán mốc 500 tỷ USD vào ngày 20/12/2019 (26/12/2019 09:51)

Xuất khẩu tháng cuối năm 2019 diễn biến ra sao? (17/12/2019 08:00)

Kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ sớm cán mốc 500 tỷ USD (09/12/2019 10:03)

Hướng dẫn mới về hải quan với hàng hóa xuất, nhập khẩu qua biên giới (08/12/2019 21:09)

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu thịt (08/12/2019 20:58)

11 tháng năm 2019: Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 9,45 tỷ USD (04/12/2019 23:57)

100% sản phẩm Thương hiệu quốc gia được quảng bá trong nước và tại các thị trường xuất khẩu (29/11/2019 09:21)

Khuyến cáo doanh nghiệp cảnh giác với hàng hóa có nội dung 'đường lưỡi bò' (21/11/2019 16:07)

Hoàn thành mục tiêu xuất khẩu năm 2019: Theo dõi sát diễn biến để chủ động điều hành (20/11/2019 08:25)

xem tiếp