Thứ năm, Ngày 25 Tháng 4 Năm 2024

Tin trong nước

Gửi Email In trang Lưu
Hướng nhập khẩu thịt lợn nhưng phải đảm bảo lợi ích các bên

27/11/2019 09:13

Tại Cuộc Đối thoại trực tuyến với chủ đề “Phát triển ngành chăn nuôi: Từ góc nhìn chống dịch tả lợn châu Phi” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 26/12, ông Hoàng Anh Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất hướng đến nhập khẩu thịt lợn trên tinh thần chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ là đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp, người chăn nuôi và người tiêu dùng.

 

Chú thích ảnh
Ngành nông nghiệp đưa ra nhiều biện pháp để ổn định nguồn cung thịt lợn cuối năm. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Theo ông Hoàng Anh Tuấn, Việt Nam đang có quan hệ thương mại với 24 nước về sản phẩm thịt lợn. Ngành nông nghiệp sẽ kiểm soát về dịch bệnh và an toàn thực phẩm đối với mặt hàng thịt lợn nhập khẩu. Ngành công thương sẽ có các thương vụ hỗ trợ các doanh nghiệp quan tâm việc nhập khẩu. Bộ sẽ cùng các đơn vị của ngành nông nghiệp kiểm soát sản phẩm thịt lợn nhập khẩu đảm bảo an toàn. Việc nhập khẩu đều phụ thuộc vào sự tính toán của doanh nghiệp để đảm bảo nguồn cung trước, trong và sau Tết.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Dương - Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đây là mặt hàng được nhập khẩu tự do, không có hạn ngạch và chỉ chịu sự kiểm soát về kiểm dịch. Các doanh nghiệp sẽ tính toán dựa trên nhu cầu thị trường, khi có lợi họ sẽ nhập.

Đứng ở góc độ của ngành, ông Nguyễn Xuân Dương cho biết, ngành không mong muốn phải nhập khẩu nhưng trong điều kiện không thể cân đối đủ thì việc nhập khẩu là đương nhiên trong nền kinh tế thị trường. Nếu nhập khẩu mà có sự kiểm soát tốt cả về chất lượng, xuất xứ, hạn sử dụng… thì ngành nông nghiệp cũng không e ngại việc nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện giá thịt lợn trên thế giới cũng đang cao. Khi nhập khẩu cùng với việc có sự kiểm soát, kiểm dịch tốt thì giá sản phẩm nhập về cũng không thể là giá tốt. 

Ông Nguyễn Xuân Dương cũng cho biết, triển khai chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cùng đánh giá nguồn cung, nhu cầu thị trường và đưa ra các giải pháp. Với đại dịch tả lợn châu Phi trên chăn nuôi lợn thì đương nhiên nguồn cung sẽ thiếu và thiếu khoảng 200.000 tấn thịt lợn. Bằng mọi cách phải đảm bảo không thiếu thịt lợn nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận, sự hài hòa cho các bên.  

Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành phải tìm mọi cách để tăng nguồn cung. Cùng với việc tái đàn an toàn, ngành chỉ đạo tăng sản xuất các vật nuôi an toàn như gia cầm, gia súc ăn cỏ, thủy sản… Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng cần tái cơ cấu bữa ăn để đảm bảo dinh dưỡng cũng như tránh lệ thuộc vào quá nhiều mặt hàng thịt lợn.

Là địa phương có đàn lợn lớn thứ hai cả nước, sau Đồng Nai, ông Phạm Huy Đăng - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, Sở đang tích cực hướng dẫn người dân tái đàn đối với những cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học. Những xã qua 30 ngày không có dịch tả lợn châu Phi, người dân có thể khai báo với chính quyền địa phương trước khi tái đàn. Nếu không khai báo, khi có dịch thành phố không hỗ trợ và thậm chí bị phạt.

 

Chú thích ảnh
Ngành nông nghiệp đưa ra nhiều biện pháp để ổn định nguồn cung thịt lợn cuối năm. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Theo ông Hoàng Anh Tuấn, Việt Nam đang có quan hệ thương mại với 24 nước về sản phẩm thịt lợn. Ngành nông nghiệp sẽ kiểm soát về dịch bệnh và an toàn thực phẩm đối với mặt hàng thịt lợn nhập khẩu. Ngành công thương sẽ có các thương vụ hỗ trợ các doanh nghiệp quan tâm việc nhập khẩu. Bộ sẽ cùng các đơn vị của ngành nông nghiệp kiểm soát sản phẩm thịt lợn nhập khẩu đảm bảo an toàn. Việc nhập khẩu đều phụ thuộc vào sự tính toán của doanh nghiệp để đảm bảo nguồn cung trước, trong và sau Tết.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Dương - Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đây là mặt hàng được nhập khẩu tự do, không có hạn ngạch và chỉ chịu sự kiểm soát về kiểm dịch. Các doanh nghiệp sẽ tính toán dựa trên nhu cầu thị trường, khi có lợi họ sẽ nhập.

Đứng ở góc độ của ngành, ông Nguyễn Xuân Dương cho biết, ngành không mong muốn phải nhập khẩu nhưng trong điều kiện không thể cân đối đủ thì việc nhập khẩu là đương nhiên trong nền kinh tế thị trường. Nếu nhập khẩu mà có sự kiểm soát tốt cả về chất lượng, xuất xứ, hạn sử dụng… thì ngành nông nghiệp cũng không e ngại việc nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện giá thịt lợn trên thế giới cũng đang cao. Khi nhập khẩu cùng với việc có sự kiểm soát, kiểm dịch tốt thì giá sản phẩm nhập về cũng không thể là giá tốt. 

Ông Nguyễn Xuân Dương cũng cho biết, triển khai chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cùng đánh giá nguồn cung, nhu cầu thị trường và đưa ra các giải pháp. Với đại dịch tả lợn châu Phi trên chăn nuôi lợn thì đương nhiên nguồn cung sẽ thiếu và thiếu khoảng 200.000 tấn thịt lợn. Bằng mọi cách phải đảm bảo không thiếu thịt lợn nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận, sự hài hòa cho các bên.  

Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành phải tìm mọi cách để tăng nguồn cung. Cùng với việc tái đàn an toàn, ngành chỉ đạo tăng sản xuất các vật nuôi an toàn như gia cầm, gia súc ăn cỏ, thủy sản… Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng cần tái cơ cấu bữa ăn để đảm bảo dinh dưỡng cũng như tránh lệ thuộc vào quá nhiều mặt hàng thịt lợn.

Là địa phương có đàn lợn lớn thứ hai cả nước, sau Đồng Nai, ông Phạm Huy Đăng - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, Sở đang tích cực hướng dẫn người dân tái đàn đối với những cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học. Những xã qua 30 ngày không có dịch tả lợn châu Phi, người dân có thể khai báo với chính quyền địa phương trước khi tái đàn. Nếu không khai báo, khi có dịch thành phố không hỗ trợ và thậm chí bị phạt.

Theo Báo Hà Giang điện tử

Tin khác

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh tháp tùng Thủ tướng dự Hội nghị Cấp cao ASEAN – Hàn Quốc và Hội nghị Cấp cao Mê Kông – Hàn Quốc (25/11/2019 15:04)

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn gặp gỡ các doanh nghiệp (25/11/2019 14:49)

Khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2019 (22/11/2019 14:23)

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Kiên quyết ngăn chặn tình trạng hàng nước ngoài đội lốt hàng Việt Nam (07/11/2019 09:05)

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Sẽ có nghị quyết về phát triển công nghiệp hỗ trợ (07/11/2019 09:04)

TRỰC TIẾP: Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Trần Tuấn Anh (06/11/2019 15:25)

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh tham dự Hội nghị Bộ trưởng WTO không chính thức tại Thượng Hải (06/11/2019 15:23)

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2019: Bộ Công Thương làm rõ vấn đề "nóng" tại họp báo Chính phủ (06/11/2019 15:21)

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2019 (06/11/2019 08:36)

Đại biểu Quốc hội đoàn Hà Giang thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Thư viện (06/11/2019 08:34)

xem tiếp